Tìm kiếm: Quỹ-tiền-tệ-quốc-tế
Vấn đề sở hữu chéo, con số nợ xấu của ngành ngân hàng rất khó biết, hoạt động của ngân hàng không thể hiện cụ thể trong báo cáo tài chính...là những rào cản nhà đầu tư ngoại.
Các tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, các số liệu này có đáng tin cậy để hy vọng khi mà tình hình kinh tế còn đang rất khó khăn?
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã làm lu mờ cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới tại Tokyo. Tại cuộc họp này các giới chức hàng đầu đại diện cho nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới không tham dự.
Đó là câu hỏi không mới nhưng tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là trong giai đoạn kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng từ năm 2008 tới nay. Trong đợt tăng giá mới lần này, câu trả lời vẫn là do tình hình của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục ảm đạm.
Ngân hàng Phát triển châu Á vừa đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,1% trong năm 2012, từ mức dự báo 5,7% đưa ra hồi tháng 4/2012.
Theo các nguồn tin thân cận với WB và ADB, hai nhà tài trợ chính cho Myanmar này sẽ cấp cho Myanmar các khoản vay với lãi suất thấp mà một phần trong số này để thanh toán nợ cho các thể chế tài chính tư nhân.
Theo một cuộc nghiên cứu lớn, giới siêu giàu trên thế giới đang “ký gửi” ít nhất 21 ngàn tỉ USD trốn thuế ở các “nơi trú ẩn an toàn”. Tuy nhiên, con số thật sự có thể lớn hơn rất nhiều.
Viễn thông chiếm gần 1/3 tổng đầu tư hàng năm của châu Phi, trở thành miếng bánh béo bở nhất mà giới đầu tư quốc tế đang nhắm tới.
Từ lâu, người ta đã nói về những chính sách của Trung Quốc nhằm “cắm rễ” tại châu Phi, nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào.
Cú sốc trong ngành ngân hàng châu Âu và những hệ lụy của nó đang hút luồng vốn đầu tư và tài chính chảy về cựu lục địa, gây ra tác động tiêu cực đối với tăng trưởng của thế giới, toàn cầu hóa và cả các nền kinh tế đang phát triển trong nhiều năm tới.
Sau nhiều đồn đoán, cuối cùng chính phủ Tây Ban Nha đã phải chính thức đề nghị Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cấp khoản vay cứu trợ ngân hàng lên tới 100 tỷ euro.
Trong những ngày qua, Hy Lạp trở thành tâm điểm của thế giới khi đội bóng nước này viết nên một câu chuyện thần thoại là giành vé vào tứ kết Euro 2012 và cuộc Bầu cử Quốc hội Hy Lạp đã đến hồi ngã ngũ…
Cả châu Âu và thế giới thở phào khi cử tri Hi Lạp lựa chọn Đảng Dân chủ mới. Nguy cơ Athens rời khối đồng euro đã lùi xa. Nhưng bầu trời kinh tế châu Âu chẳng vì thế mà tươi sáng lên đáng kể.
Nhiều quốc gia trên thế giới có xu hướng đẩy mạnh bảo hộ mậu dịch. Động thái này giống như con dao hai lưỡi: nó bảo vệ nền kinh tế trong nước, song đồng thời cũng đẩy những nỗ lực đấu tranh cho tự do thương mại vào ngõ cụt.
Người dân Hy Lạp đang đua nhau rút tiền ra khỏi ngân hàng và tích trữ đồ ăn trước khi cuộc bầu cử quyết định sẽ diễn ra vào Chủ nhật này, cuộc bầu cử mà nhiều người cho rằng sẽ đẩy quốc gia này ra khỏi khối đồng tiền chung euro.
End of content
Không có tin nào tiếp theo