Tìm kiếm: Quảng-cáo-thực-phẩm-chức-năng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với 7 trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng, gồm: Công ty TNHH Công nghệ cao Việt Mỹ Liên Thông, Công ty cổ phần Cá sấu vàng, Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh Gia, Công ty TNHH MTV ĐT và TM Lam Hải, Công ty cổ phần Dược phẩm 44, Công ty Xuất nhập khẩu Thái Dương, Nhà thuốc Phương Chính với tổng số tiền xử phạt là 160 triệu đồng.
Công ty của bà Phạm Thị Bích Phụng (quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh) có chức năng bán buôn thực phẩm và đã được cấp phiếu công bố để nhập khẩu thực phẩm chức năng là viên uống giúp làm trắng da để cung cấp cho các thẩm mỹ viện, phòng khám thẩm mỹ, spa...
Nghe theo đến mức bị mê hoặc những lời chào mời “quá sự thật” của những “tư vấn viên” thực phẩm chức năng, nhất là những “siêu thực phẩm”được cho bay lên mây là tốt da, đẹp tóc, cải lão hoàn đồng, bổ trí não... đã khiến không ít người lâm vào bi kịch.
Các quy định pháp lý về quảng cáo chưa rõ ràng, điều kiện cấp phép khó khăn… làm phát sinh tiêu cực, kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước
Năm 2011, trên báo SK&ĐS đã có loạt bài phản ánh sản phẩm Kình Nguyên Khang của cửa hàng Tứ Chính Đường (219G phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội) là thực phẩm chức năng nhưng tự thổi phồng, quảng cáo sai là sản phẩm có tác dụng chữa bệnh. Điều khó hiểu là sau khi báo chí lên tiếng, Kình Nguyên Khang “im hơi lặng tiếng” một thời gian rồi sau đó lại ra tờ rơi rất hoành tráng. Phải chăng đang có sự thách
Theo đánh giá của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) trong khoảng 10 năm có mặt ở Việt Nam, thị trường thực phẩm chức năng luôn tăng trưởng cao. Phải chăng trong đó có “công” của các hoạt động quảng cáo?
Việc lập lờ giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh cùng các chiêu thức quảng cáo “trên trời” khiến nhiều người hiểu lầm nên sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để mua

End of content

Không có tin nào tiếp theo