Tìm kiếm: Tái-cơ-cấu-doanh-nghiệp-nhà-nước
Nhân dịp năm mới 2013, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ có bài viết với tiêu đề: “Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạm phát, bảo đảm tăng trưởng, đưa đất nước phát triển bền vững”.
Tính đến tháng 11/2012, Bộ Tài chính đã xử lý miễn, giảm, gia hạn tiền thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ cho khoảng 457.500 lượt doanh nghiệp và hộ sản xuất, hộ gia đình và cá nhân, với số tiền khoảng 19.025 tỷ đồng.
Sau khi bán cổ phần tại Công ty cổ phần Dệt may Đông Á, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tiếp tục thoái vốn tại Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Quảng Ngãi và Công ty cổ phần Cơ khí may Gia Lâm.
Từ kết quả của cuộc làm việc giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với đại diện các đối tác phát triển, nhiều khả năng sẽ có một cuộc đổi mới lớn của Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam (CG) kể từ năm sau, 2013.
Có ý kiến cho rằng, thà thuê một CEO giỏi lương triệu đô mà làm ra lợi nhuận cả nghìn tỷ còn hơn một người lương vài chục triệu mà gây thua lỗ, nợ nần.
Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý và giám sát tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Trước tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức khá nghiêm trọng, lãnh đạo bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ. Theo đó, sẽ buộc các doanh nghiệp phải phân loại nợ phải thu, phải trả, đồng thời gắn trách nhiệm các tập thể, cá nhân đối với từng khoản nợ.
Theo quy định của Chính phủ, đến hết năm 2015, các doanh nghiệp Nhà nước phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ở các lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính. Áp lực này đang trở nên quá lớn với các doanh nghiệp Nhà nước, khi quá trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành gặp phải nhiều rào cản từ chính các chính sách của Nhà nước.
Trong đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước vừa được Bộ Tài chính công bố, số nợ của các doanh nghiệp nhà nước lên tới hơn 415.000 tỷ đồng.
Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là: PetroVietnam nợ 72.300 tỷ, EVN nợ 62.800 tỷ , Vinacomin nợ 20.500 tỷ và Vinashin nợ 19.600 tỷ
Khó lòng phủ nhận điểm tích cực mà khủng hoảng kinh tế thế giới mang lại cho nền kinh tế Việt Nam là góp phần đưa ra ánh sáng các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, trong đó có các tập đoàn kinh tế của Nhà nước.
Tốc độ tăng trưởng các năm tới có thể thấp hơn trước đây. Hàng chục nghìn doanh nghiệp có thể thua lỗ, nhiều lao động mất việc làm, nhiều địa phương phải thay đổi định hướng phát triển. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với chương trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp xóa bỏ rào cản để nâng cao hiệu quả đầu tư giai đoạn 2011 - 2020 được coi là động lực quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư cho nền kinh tế trong những năm tới.
Cần có cơ chế để các tập đoàn, tổng công ty chuyển sang đầu tư vào lĩnh vực đất đai hiệu quả. Dành nguồn lực từ đất đai để đầu tư lại vào các tập đoàn, tổng công ty, coi đó là nguồn lực cứu cánh trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính đã chính thức triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Hoàng Trần Hậu, thường trực ban chỉ đạo đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính, khẳng định bước đầu các doanh nghiệp nhà nước cần giảm 5-10% chi phí quản lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo