Tìm kiếm: Thị-trường-nông-sản
Theo dự báo, nhu cầu của thế giới về lương thực sẽ tăng 70 - 100% cho đến năm 2050 do dân số tăng và sự thay đổi trong lựa chọn thực phẩm của người dân. Do đó, để nông sản Việt nắm bắt được cơ hội, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần xây dựng hạ tầng chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh và vai trò tiên quyết của cộng đồng doanh nghiệp.
Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững tại các thị trường này, việc nghiên cứu tập quán tiêu dùng và lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp rất quan trọng.
Giá gạo xuất khẩu đang giảm thấp. Nguyên nhân là các thị trường lớn, thị trường truyền thống của Việt Nam, nhất là Trung Quốc, Indonesia, Banglandesh đều giảm nhập khẩu, trong đó thị trường Trung Quốc giảm mạnh cả về sản lượng và trị giá.
Thương mại hai chiều Việt Nam và Hàn Quốc tăng liên tục, hai bên kỳ vọng sẽ đạt con số 100 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam sang Hàn Quốc khá nhiều mặt hàng, thế nhưng, việc cạnh tranh và tìm chỗ đứng vững chắc vẫn rất gian nan.
8 tháng năm 2019, xuất khẩu rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc giảm 10% so với cùng kỳ, kéo kim ngạch xuất rau củ 9 tháng giảm mạnh.
Sau một thời gian dài giữ ổn định ở mốc 45.000 – 50.000 đồng/kg, những ngày đầu tháng 10, giá thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh, thậm chí tăng từng ngày và vượt đỉnh 60.000 đồng/kg. Dự báo giá lợn hơi sẽ không dừng lại ở mức này nếu nguồn cung không được cải thiện.
Gạo Việt Nam xuất khẩu mỗi năm 5 – 7 triệu tấn, luôn đứng ở vị trí hàng đầu nhưng giá trị lại thường thấp nhất nhì thế giới. Nguyên nhân là hầu hết lượng gạo xuất khẩu vẫn chế biến từ lúa ngoài các mô hình liên kết.
Dự báo 3 tháng cuối năm 2019, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam sang Trung Quốc sẽ gặp canh tranh khốc liệt từ các nước Thái Lan, Campuchia và Lào, đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường nhập khẩu sắn từ Lào và sản lượng sắn của Campuchia niên vụ 2019-2020 tiếp tục giảm thêm 20% so với vụ trước.
Lũy kế 9 tháng năm 2019, tổng kim ngạch ngành nông nghiệp đạt 30,02 tỷ USD, tăng 2,7% cùng kỳ.
'Để xúc tiến thương mại và mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam và Thái Lan, trong thời gian tới, các DN cần tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có để từng bước tăng cường các hoạt động đầu tư, thương mại và đưa sản phẩm, hàng hóa Việt Nam ra thị trường quốc tế...', Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam cho biết.
Với hàng loạt khó khăn phải đối mặt cả khách quan lẫn chủ quan, dự báo, mục tiêu xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD trong năm nay không hề đơn giản.
Từ đầu năm đến nay, trong khi xuất khẩu (XK) hồ tiêu ghi nhận giảm mạnh ở hầu khắp thị trường thì lại có những tín hiệu khả quan tại EU. Nhưng muốn tận dụng được cơ hội thúc đẩy XK vào khối EU cũng như các thị trường khác, ngành hồ tiêu cần thay đổi mạnh mẽ, vượt rào cản phi thuế quan.
Xuất khẩu nông sản khó đạt mức tăng trưởng cao trong năm nay khi nhiều mặt hàng chủ lực sụt giảm mạnh kim ngạch. Cạnh tranh gay gắt, gia tăng bảo hộ ở các thị trường lớn đòi hỏi nông sản Việt phải biết cách tiếp cận đúng hướng.
Do tình trạng đầu ra khó khăn, người chăn nuôi gà ở khu vực Đông Nam Bộ không bán được hàng, giá giảm mạnh. Tình ra, mỗi tuần người chăn nuôi lỗ 62,5 tỷ đồng.
Trong bối cảnh hội nhập rộng và sâu qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)…, các doanh nghiệp (DN) cần phải nắm rõ thuận lợi, thách thức những sản phẩm do DN mình làm ra để có thể khai thác lợi thế cạnh tranh, hạn chế mặt yếu kém.
End of content
Không có tin nào tiếp theo