Tìm kiếm: Thu-hút-đầu-tư-nước-ngoài

Trong nhiều năm qua, Chính phủ đã có quyết định về chính sách phát triển đối với 6 ngành công nghiệp hỗ trợ và nhiều chính sách cụ thể để doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển chế tạo và sản xuất, tiến tới là nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành công nghiệp phụ trợ của nước ta chưa tận dụng được sự hỗ trợ của các tổ chức và doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ nước ngo
“Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài đang nhân cơ hội đình đốn để bỏ tiền mua lại các tài sản rẻ của doanh nghiệp Việt Nam. Ngay cả thị trường cà phê, nước, bánh kẹo, vật dụng hàng ngày đều bị “ngoại hóa”... và thiếu đi bóng dáng của các doanh nghiệp Việt”, ông Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nêu quan điểm khi trao đổi với chúng tôi.
Tính đến hết năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hơn 14.100 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 206,8 tỷ USD, vốn thực hiện 97,63 tỷ USD. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trên thực tế, đầu tư vào nước bạn Lào mới được các DN Việt Nam quan tâm trong ít năm gần đây. Tuy thế, sức hút từ thị trường này càng lúc càng “mãnh liệt”. Sự “nhanh chân” của nhiều DN tư nhân với những thành công trong kinh doanh đang kích thích ngay cả các “ông lớn” ở trong nước.
Sau hơn 2 năm triển khai Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm đầu tư theo mô hình đối tác công - tư (PPP), số dự án, công trình giao thông đã thực hiện theo hình thức này vẫn đếm trên đầu ngón tay. Yếu tố quan trọng để có thể đẩy mạnh mô hình đầu tư này chính là tạo hành lang pháp lý phù hợp và cơ chế tài chính rõ ràng, để thu hút các doanh nghiệp tham gia.
Thực tế hoạt động đầu tư ra nước ngoài (ÐTRNN) và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cho thấy, cần sớm xây dựng một chiến lược ÐTRNN phù hợp với thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, không những đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về phát triển kinh tế bền vững với tốc độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp (DN) Việt Nam mà còn giải quyết tốt các vấn đề về quan hệ, chính trị, đối ngoại,... của Việt Nam với các nước

End of content

Không có tin nào tiếp theo