Tìm kiếm: Thuỷ-sản
Tuần qua, giá heo hơi trên cả 3 miền tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg, hiện được thu mua trong khoảng 49.000 - 53.000 đồng/kg.
DNVN - Theo phản ánh của các doanh nghiệp thuỷ sản, căng thẳng Biển Đỏ hiện nay khiến một loạt hãng tàu thông báo tăng giá cước vận chuyển đi Mỹ, EU và các nước khác.
DNVN - Cơn lốc lạm phát mới trên toàn cầu, chu kỳ giảm giá tiếp diễn, thẻ vàng IUU chưa được gỡ bỏ, xuất khẩu thuỷ sản sẽ khả quan vào cuối năm… là nhận định đáng chú ý về tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm 2024.
Tôm Việt Nam có mặt tại hơn 150 quốc gia và vẫn được người tiêu dùng thế giới lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác vẫn có thể cạnh tranh với tôm Việt bằng các biện pháp ứng dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất tôm. Do đó, để tôm Việt Nam giữ vững được vị thế cạnh tranh này, ngành tôm Việt Nam bắt buộc phải có những hướng đi riêng.
Những biến động về kinh tế và nhu cầu tiêu thụ giảm đã tác động mạnh đến chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, dù biến động, nhưng ngành cá tra cũng chỉ biến động trong biên độ của chu kì 2022-2023, trên tổng thể thời gian 3 năm, biến động xuất khẩu cá tra Việt Nam của năm 2023 được đánh giá là kì vọng của sự tăng trưởng trong năm 2024.
Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường xuất khẩu lâm sản và thủy sản, song giá trị gia tăng của toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng cao, ước đạt 3,83%.
GDP cả năm 2023 của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 5,05% thấp hơn mục tiêu, nhưng rất tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn và cao hơn nhiều nước trong khu vực.
DNVN - Năm 2023, một số mặt hàng xuất khẩu tăng cao kỷ lục như rau quả đạt gần 5,7 tỷ USD, tăng 69,2%, gạo đạt gần 4,8 tỷ USD, tăng 38,4%. 6 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD xuất khẩu bao gồm rau quả, gạo, hạt điều, cà phê, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ.
Cùng với đầu tư công và tiêu dùng, xuất khẩu luôn góp phần quan trọng trên "cỗ xe tam mã" để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến khó lường và phức tạp, nhất là chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều quốc gia khiến tình hình xuất nhập khẩu toàn cầu gần như chậm lại.
Thiết lập chuỗi logistics có tính liên kết giữa khu vực sản xuất với các đầu mối giao thương là yêu cầu cấp thiết để nâng cao hiệu quả xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản.
DNVN - Với việc Trung Quốc có nhu cầu lớn về nhập khẩu tôm nên có quá nhiều nguồn cung “đổ xô” vào thị trường này với giá chào thấp, tôm Việt Nam chịu cạnh tranh gay gắt về giá.
DNVN - Trong báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) nêu một loạt bất cập liên quan đến thuế giá trị gia tăng, xuất hóa đơn hàng bán bị trả lại, phải tiếp đón quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra mỗi năm... qua đó kiến nghị các giải pháp gỡ khó đối với doanh nghiệp ngành hàng này.
Không còn là thị trường dễ tính, hiện nay, các nhà nhập khẩu Trung Quốc yêu cầu rất khắt khe về chất lượng, quy trình đóng gói.
Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới 2024, tại các nhà xưởng, công ty xuất khẩu đang gấp rút triển khai để hoàn tất những đơn hàng cuối năm.
DNVN - Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, cần tạo ra một bộ chính sách thuế ưu đãi đồng bộ cho ngành vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng, thay vì ưu đãi theo chính sách thuế riêng lẻ như hiện nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo