Tìm kiếm: Thị-Trường-Tết
Các siêu thị, trung tâm thương mại đã thông báo kế hoạch tăng thời gian mở cửa để phục vụ người dân mua sắm Tết Nguyên đán.
Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp tăng doanh thu, lấy lại đà phục hồi trong bối cảnh dịch COVID-19. Song để giành được khách hàng, đặc biệt là những khách hàng chịu chi thì hàng Việt cũng phải cạnh tranh khốc liệt bởi sự đổ bộ của hàng nhập khẩu.
Tết Nguyên đán 2022 đang rất gần và người trồng hoa Tết có tâm trạng chung là hồi hộp với đầu ra, lo ế hàng khi “bóng ma” COVID-19 vẫn còn quanh quẩn làm ảnh hưởng lớn đến sức mua và giá bán. Để tự tin vượt khó trong thời gian tới đang đòi hỏi người trồng hoa cần thích ứng linh hoạt hơn từ sản xuất cho tới khâu tiêu thụ.
DNVN - Khi dịch vừa tạm lắng cũng lúc bà con miền Tây cùng với cả nước chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần 2022. Trải qua một năm ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, dù không sôi động bằng mọi năm nhưng người dân làng nghề nơi đây vẫn ráo riết chuẩn bị các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.
DNVN - Từ vài hộ nhỏ lẻ ban đầu, đến nay đã hình thành những làng nghề lên đến hàng trăm hộ, chuyên sản xuất mai kiểng, trái cây phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán. Mọi người gọi đó là những “Làng mùa xuân”. Dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp nhưng hoạt động sản xuất ở những “thủ phủ” này vẫn không kém phần sôi động.
Đến hẹn lại lên, cận Tết Nguyên đán là thời điểm thị trường bánh, mứt, kẹo trở nên sôi động. Để cạnh tranh với hàng ngoại nhập, các doanh nghiệp trong nước đã tập trung sản xuất nhiều dòng sản phẩm mới với mẫu mã, bao bì bắt mắt, dành riêng cho dịp Tết mang đậm màu sắc truyền thống.
DNVN - Trong vài tháng trước, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 vẫn còn phức tạp nên nhiều nhà vườn tại miền Tây chuyên sản xuất trái cây độc, lạ như cam ruột đỏ, bưởi hồ lô, dừa in chữ ... đã giảm sản lượng hoặc không cho ra sản phẩm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán như mỗi năm.
DNVN - Vào những tháng cuối năm, nhất là thời điểm này, nhiều hộ dân ở ấp 4, xã Khánh Lâm, huyện U Minh tập trung chăm sóc rẫy dưa hấu của gia đình để kịp thu hoạch. Bên cạnh đó, nhiều hội viên, phụ nữ tại xã Tân Thành, TP Cà Mau lại tất bật vào vụ làm bánh, mứt, khô các loại… phục vụ cho nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.
DNVN - TS Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển Thị trường Nông sản, Bộ NN-PTNT dự báo Trung Quốc có thể tăng biện pháp kiểm dịch bệnh, làm chậm tiến độ xuất khẩu, gây ùn ứ nông sản trong thời gian tới.
Trong tháng này, TP Hà Nội đã dự trữ 17 mặt hàng thiết yếu với giá trị 39 tỷ đồng, gấp 3 lần tháng bình thường, để phục vụ nhu cầu mua sắm dịp Tết Nguyên Đán sắp tới.
Chỉ còn 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán Nhâm Dần, với nhiều người nông dân, thời điểm này là bao tất bật, hối hả của vụ Tết xen lẫn nhiều nỗi lo sau 1 năm dịch bệnh.
Tại các địa phương chuyên canh trồng nông sản Tết như cam, bưởi, nhiều nhà vườn đang sẵn sàng cho ra thị trường những sản phẩm chất lượng.
Nguồn cung nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã sẵn sàng, với sản lượng gạo, thịt, trứng, thủy sản... tăng mạnh so với năm ngoái. Song, vấn đề đáng lo nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ, nhất là khi thông tin về việc thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ vào sắp tới chưa rõ ràng.
Các doanh nghiệp đang cố gắng khắc phục mọi khó khăn để dồn tổng lực cho chương trình khuyến mại kích cầu trong 2 tháng cuối năm.
DNVN - Sau thời gian giãn cách xã hội, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại ở các tỉnh biên giới Tây Nam diễn biến hết sức phức tạp. Trước tình hình trên, lực lượng chức năng các tỉnh đã ra quân tăng cường kiểm tra, xử lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo