Tìm kiếm: Tái-cơ-cấu

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) nhận định, nợ công không chỉ tăng nhanh, dự kiến đến cuối năm 2015, tiến sát giới hạn Quốc hội phê duyệt (không quá 65% GDP), mà cơ cấu nợ cũng chưa thực sự bền vững.
Khủng hoảng tài chính bao gồm khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng ngân hàng và khủng hoảng nợ luôn là nỗi lo lắng của mọi quốc gia. Do đó, nhận diện và phòng ngừa rủi ro tài chính, tiền tệ luôn là một ưu tiên quan trọng nhằm tránh các cú sốc bất lợi, có thể khiến con tàu kinh tế chệch khỏi đường ray.
Chỉ còn hơn 7 tháng nữa là thời gian Đề án 254 (Đề án Tái cơ cấu hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015) sẽ kết thúc. Theo đánh giá của TS. Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội thì đến thời điểm này, Đề án 254 đang được NHNN thực hiện đúng hướng, theo lộ trình đề ra và cũng là một trong lĩnh vực thực hiện tái cơ cấu tốt, bài bản nhất.
Chỉ 2-3 năm sau "kết hôn", một số ngân hàng đã ghi nhận mức tăng trưởng khả quan về thu nhập, lợi nhuận, cải thiện chỉ số an toàn vốn...… Mục tiêu của các đề án sáp nhập là ngân hàng sẽ phải "khỏe" hơn, để có thể tăng tốc phát triển trong giai đoạn "hậu" sáp nhập.
Từ nay đến cuối năm phải cổ phần hóa (CPH) khoảng 250 doanh nghiệp - khối lượng công việc vô cùng lớn. Tuy nhiên, theo PGS - TS Trần Hoàng Ngân, đứng trước nhiệm vụ nặng nề này cũng không nên quá nóng vội.
Thời tái cơ cấu, không ít những đại gia đa mang, ôm những công việc, những doanh nghiệp thuộc dạng khó nhằn với món nợ ngàn tỷ, trên bờ phá sản,... Tuy nhiên, thách thức luôn là cơ hội lớn và chỉ sau 1-2 năm có những người gỡ được gánh nặng nợ nần và bắt đầu thu lãi. Giới doanh nhân vẫn tự động viên rằng mình có số ‘khổ trước, sướng sau’.

End of content

Không có tin nào tiếp theo