Tìm kiếm: VietGap
Từng có một công việc ổn định ở TP.Hồ Chí Minh, cô cử nhân Đỗ Thị Minh Thơm lại quyết định thay đổi để về với vùng miệt vườn ở ấp 7, xã Bình Sơn, huyện Long Thành (Đồng Nai) phát triển nông nghiệp theo hướng VietGAP. Hiện chị đang trồng xen sầu riêng, măng cụt và chôm chôm.
Sau gần 10 năm triển khai, Mỹ Xuyên vừa chính thức hoàn thành 10/10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, hướng tới mục tiêu về đích huyện nông thôn mới vào năm 2020, với các tiêu chí về kinh tế, xã hội phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu.
Đây là cơ hội để sản phẩm rau của thị xã An Khê (Gia Lai) khẳng định thương hiệu, tạo chỗ đứng trên thị trường, người trồng rau nâng cao thu nhập, phát triển vùng nguyên liệu.
Giá trị của việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để phát triển kinh doanh trong ngành hàng nông sản của HTX có thể thấy rõ ở hai thương hiệu sản phẩm 'Gà ta Gò Công' và 'Bưởi da xanh Bến Tre'.
Toàn tỉnh Tuyên Quang hiện có 11.288 ha diện tích mặt nước có tiềm năng NTTS, trong đó: Ao hồ nhỏ chuyên nuôi thủy sản 2.010 ha; hồ thủy lợi tận dụng nuôi thủy sản 776 ha; hồ sinh thái Na Hang 8.446 ha, nuôi cá ruộng 56 ha. Đây là điều kiện thích hợp để phát triển nuôi các loài cá đặc sản...
Thực hiện nguyên tắc '4 đúng' trong trồng chè đặc sản, HTX chè Sử Anh (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) đã gây dựng thành công thương hiệu, góp phần thúc đẩy chương trình OCOP, từ đó, tạo đà cho nông thôn mới địa phương phát triển.
Tuần lễ cá sông Đà - Hòa Bình đang diễn ra tại Hà Nội và kéo dài đến hết 31/10.
Theo thống kê của Chi cục Thủy sản An Giang, diện tích thả nuôi cá tra 9 tháng đầu năm 2019 đạt 1.250 ha.
Những sản phẩm này không chỉ giúp tăng chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh mà còn xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng, góp phần phát triển nền nông nghiệp sạch.
Từ một địa phương nghèo, nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng, chuyển sang canh tác các vườn cây ăn quả có múi, xã Đồng Thanh (Hưng Yên) trở thành đất tỷ phú.
Thời gian qua công tác tháo gỡ rào cản về kiểm dịch thực vật để mở cửa thị trường cho nông sản Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Đặc biệt là đối với các mặt hàng trái cây xuất khẩu đi các nước.
Cùng liên kết để khởi nghiệp, 4 HTX gồm Hà Phong, Nông nghiệp Số, Nông nghiệp và Dịch vụ Phúc Linh, Nông nghiệp và dịch vụ Ánh Xuân đã tạo nên Liên hiệp HTX Cam Cao Phong (khu 1, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình). Đây là Liên hiệp HTX đầu tiên tại vùng Tây Bắc khởi nghiệp thành công, trở thành điểm sáng về kinh tế hợp tác.
Xác định làm dịch vụ, nhất là dịch vụ cung cấp các sản phẩm nông nghiệp, chế biến thực phẩm, HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp An Phát đã tăng cường liên kết, chú trọng vào chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến và kinh doanh, từ đó mới tạo niềm tin, tìm đầu ra ổn định cho nông sản.
Tham gia trồng trọt từ năm 2013 với việc trồng rau công nghệ cao, song thất bại vì thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ thuật canh tác, anh Nguyễn Hồng Quyết (xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) đã quyết tâm chuyển sang khởi nghiệp với cây dưa lưới.
Người dân trồng na ở huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tham gia các HTX được hướng dẫn sản xuất theo quy trình Vietgap giúp giá bán tăng gấp đôi, đời sống nông dân được cải thiện rõ rệt. Điền hình như gia đình bà Nguyễn Thị Sáu với diện tích 1 ha trồng na theo tiêu chuẩn Vietgap cho thu hoạch 14 tấn giúp gia đình bà Sáu thu về 500 triệu/năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo