Tìm kiếm: Viện-Nghiên-cứu-kinh-tế-và-chính-sách

Khi “vòng xoáy” bất ổn địa chính trị có nguy cơ lan rộng, các định chế toàn cầu và các Chính phủ đang nỗ lực tìm giải pháp nhằm vực dậy nền kinh tế, giữ cho chuỗi cung ứng không bị gián đoạn và lạm phát tiếp tục đi xuống. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam thể hiện sức bền mạnh mẽ, nhưng vẫn cần có sự chuẩn bị tốt nhất, để giữ vững đà tăng trưởng.
DNVN - Ý kiến thảo luận tại “Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2023” sáng 22/6 khuyến nghị: cần vận hành hiệu quả đường dây nóng và hòm thư điện tử để tiếp nhận các phản ảnh, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó, điều chỉnh kịp thời các quy định, chính sách.
DNVN - Theo TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước hiện nay khiến đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) ngày càng trở nên khó khăn hơn. Trong khi đó lại thiếu vắng những cải cách đột phá để cải thiện môi trường kinh doanh, tạo luồng sinh khí mới cho phát triển.
DNVN - Hầu hết các doanh nghiệp (DN) logistics đều đánh giá cao ảnh hưởng của chuyển đổi số (CĐS) đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, không ít DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa trong ngành này hiện vẫn đang loay hoay tìm kiếm đối tác cung cấp giải pháp công nghệ để CĐS hiệu quả.
DNVN - Trong 4 mức độ chuyển đổi số gồm chưa khởi động, bắt đầu, hình thành và phát triển thì nỗ lực chuyển đổi số của các doanh nghiệp (DN) tài chính - ngân hàng ở mức đang hình thành (mức độ 3). Trong đó, xu hướng chuyển đổi số tại rất nhiều DN đã chững lại sau những thành công ban đầu và dự án đầu tư khép lại.
DNVN - Theo TS Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, không thể áp dụng công nghệ số vào một chu trình thủ tục hành chính phức tạp với quá nhiều giấy phép con như hiện nay. Nếu Việt Nam không cải cách thủ tục hành chính thì không thể chuyển đổi số.
DNVN - Tại hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức sáng 20/5 tại Hà Nội, đại diện nhóm nghiên cứu nhận định, dấu ấn chuyển đổi số của các ngành dịch vụ đã thể hiện mạnh mẽ hơn trong đại dịch COVID-19. Tuy vậy, tiến trình chuyển đổi số mới ở mức khởi động.
DNVN - Tại hội thảo công bố báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2022 do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức sáng 20/5 tại Hà Nội, TS Trần Toàn Thắng đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP, đồng thời nhận định yếu tố Trung Quốc có tác động lớn đến bài toán tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022.
DNVN – Các chuyên gia của VESS đưa ra hai kịch bản tăng trưởng khi kết thúc năm 2021, trong đó kịch bản cao là cả nước thống nhất các biện pháp thích ứng với bệnh dịch và vẫn đảm bảo sản xuất, lưu thông hàng hoá không bị đứt gãy từ quý IV/2021...
Từ kết quả tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra kịch bản cơ sở nếu dịch bệnh được kiểm soát vào cuối quý III/2021, tăng trưởng kinh tế cả năm được dự báo ở mức từ 4,5 - 5,1%. Như vậy, sẽ giảm từ 1 - 1,5% so với dự báo được đưa ra vào quý I năm nay ước đạt từ 6 - 6,3%.

End of content

Không có tin nào tiếp theo