Tìm kiếm: Xuất-khẩu-sang-Trung-Quốc
DNVN - Theo Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn, tại 3 khu vực cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma, năng lực thông quan dù đã được cải thiện nhiều, nhưng vẫn rất chậm.
Đã có 73 mã nông sản, thực phẩm tăng thêm được xuất khẩu sang Trung Quốc so với ngày 8/2.
Nhiều nhà nhập khẩu Ấn Độ than phiền, hoài nghi rằng vì sao trái thanh long Việt Nam nhưng bao bì lại có chữ Trung Quốc. Nguyên nhân là do xuất khẩu thanh long sang Ấn Độ khiêm tốn nên nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam sử dụng vỏ thùng, vỏ hộp xuất khẩu sang Trung Quốc để đựng thanh long.
Hơn 1 tháng nay, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt. Hàng nghìn xe xuất khẩu nông sản vẫn đang chờ thông quan.
Tại Long An, khoảng 24.000 tấn thanh long tươi tới kỳ thu hoạch cần tiêu thụ trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán năm nay.
DNVN - Với tốc độ thông quan chậm chạp, tình trạng ùn tắc vẫn tiếp diễn tại cửa khẩu, UBND tỉnh Lạng Sơn thông báo tạm dừng tiếp nhận xe chở hoa quả tươi từ ngày 17/1 đến Tết Nguyên đán.
DNVN - Tại “Cuộc họp trực tuyến về thúc đẩy xuất khẩu nông sản qua vận tải đường biển”, chiều 12/1, ông Nguyễn Xuân Sang, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng: Nếu xuất khẩu đường biển, doanh nghiệp có thể chịu chi phí tăng thêm 2-3 lần.
DNVN - Theo bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), với những nguyên nhân nội tại khiến ùn ứ nông sản kéo dài ở cửa khẩu phía Bắc, cần thiết phải triển khai các giải pháp căn cơ. Trong đó, các địa phương sản xuất cần thiết phải xây dựng kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ.
Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, trước tình trạng ùn tắc hàng hóa nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, điều chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường biển cho doanh nghiệp.
DNVN - Để giảm áp lực cho các cửa khẩu, lối mở biên giới đường bộ tại Lạng Sơn và Quảng Ninh trong thời gian tới, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản khuyến cáo các tỉnh tạm thời dừng đưa hàng hoá lên cửa khẩu biên giới và chủ động nắm bắt thông tin để điều tiết hợp lý lượng nông sản xuất khẩu.
Thị trường trong nước bước vào mùa mua sắm cuối năm được xem là cơ hội để nông sản khó xuất khẩu có thể được tiêu thụ.
DNVN - Tại Phiên thứ 18 “Diễn đàn kết nối nông sản 970 phiên thứ 18” diễn ra ngày 31/12, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Nông thôn (NN-PTNT) cho rằng: Tiềm năng của thị trường nông sản nội địa rất lớn nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường quan trọng đối với Việt Nam.
Nguồn cung nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã sẵn sàng, với sản lượng gạo, thịt, trứng, thủy sản... tăng mạnh so với năm ngoái. Song, vấn đề đáng lo nhất hiện nay là thị trường tiêu thụ, nhất là khi thông tin về việc thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc bằng đường bộ vào sắp tới chưa rõ ràng.
Sự việc ách tắc hàng hoá, nông sản tại các cửa khẩu phía Bắc lại một lần nữa cho thấy khó khăn của đầu ra cho nông sản. Để giải quyết vấn đề này, việc các HTX, doanh nghiệp cần chú trọng đến sơ chế, bảo quản là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó cũng cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng để có thể tận dụng thị trường tiềm năng như Trung Quốc.
Năm 2021 là năm nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích ấn tượng, tạo tiền đề cho sụ phục hồi và phát triển sau đại dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo