Tìm kiếm: công-nợ

Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012 cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn vẫn lãi đậm nhưng cũng xuất hiện nhiều lo ngại về việc tăng trưởng thiếu bền vững.
Nhiều ý kiến cho rằng những khó khăn của nền kinh tế đã chạm đáy và kinh tế đang hồi phục. Có đúng như vậy không? Doanh nghiệp là những người cảm nhận rõ nhất.
Đầu tư nhà nước hiện chiếm 40% tổng đầu tư xã hội, có năm, chiếm đến 60%. Không thể phủ nhận việc nguồn vốn này đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng trưởng. Tuy nhiên, đầu tư công ở nước ta còn dàn trải, phân tán. Nhằm khắc phục tình trạng này, sau một thời gian trì hoãn, nay, dự án Luật Đầu tư công tiếp tục được xây dựng.
Cũng theo TS Nguyễn Đình Cung, đầu tư cho doanh nghiệp Nhà nước hiện nay còn quá lớn trên tất cả các phương diện. Hiện chúng ta có đến vài nghìn doanh nghiệp Nhà nước, một con số rất lớn chỉ sau Trung Quốc, hiện diện trong tất cả các ngành kinh tế.
Trước tình trạng nợ nần của các doanh nghiệp nhà nước ở mức khá nghiêm trọng, lãnh đạo bộ Tài chính cho biết sẽ tăng cường quản lý chặt chẽ tất cả các khoản nợ. Theo đó, sẽ buộc các doanh nghiệp phải phân loại nợ phải thu, phải trả, đồng thời gắn trách nhiệm các tập thể, cá nhân đối với từng khoản nợ.
Theo đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước vừa được Bộ Tài chính trình Chính phủ, tính đến tháng 9/2011, tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước tại các ngân hàng lên đến trên 415.000 tỉ đồng, tương đương 16,9% tổng dư nợ tín dụng.
Hậu quả của đào tạo lệch với quy hoạch và dự báo nhân lực là ngày càng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, trong khi đó nhiều ngành nghề khác lại thiếu nhân lực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo