Tìm kiếm: cục-chế-biến-và-phát-triển-thị-trường
Năng suất sắn của Thái Lan – nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc trong năm 2020 dự báo giảm 20% so với năm 2019, là cơ hội để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.
DNVN - Do ảnh hưởng của Covid-19, nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành chè Việt Nam gần như “đóng băng”. Trong khi đó tại thị trường trong nước, giá chè cũng có xu hướng biến động giảm, khiến doanh nghiệp và người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, nhiều người dân đã quay lưng với cây chè.
Doanh nghiệp chế biến nông sản đang phải đau đầu trước câu hỏi sẽ phải cứu mình như thế nào với hàng chục nghìn tấn nông, lâm, thủy sản đang tồn kho, trong khi thị trường vẫn u ám vì dịch bệnh.
Là mặt hàng bị tác động trực tiếp bởi dịch Covid-19, trong quý I/2020, kim ngạch xuất khẩu rau quả giảm 11,5% so cùng kỳ năm ngoái. Đơn hàng bị huỷ, giãn thời gian giao hàng nên áp lực chi phí kho lạnh bảo quản là rất nặng với các doanh nghiệp trong lúc “bĩ cực” này.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là Trung Quốc (gấp 8,2 lần), Đài Loan (gấp 3,6 lần) và Mozambique (2,6 lần).
Dịch Covid-19 đem lại nhiều khó khăn nhưng cũng là cơ hội để các doanh nghiệp nông nghiệp số hoá sản phẩm, biến nguy thành cơ.
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), mặc dù bị ảnh hưởng trầm trọng từ đại dịch Covid-19 trên thế giới, nhưng xuất khẩu nhóm các mặt hàng nông sản từ trồng trọt trong quý đầu năm 2020 chỉ giảm nhẹ 3,1% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ NN&PTNT chiều 1/4/2020 cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản trong 3 tháng đầu năm đạt 9,06 tỷ USD, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Với ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19, xuất khẩu điều đang lâm vào tình thế diễn biến khó lường, muôn vàn rủi ro. Mới đây, Ban Thường vụ Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) khuyến cáo: doanh nghiệp chế biến điều phải hết sức cẩn trọng các giao dịch NK nguyên liệu thời điểm này, cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua điều thô từ các nước châu Phi.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thực hiện xây dựng đề án về chế biến sâu nông sản.
Để rau quả không bị ách tắc đầu ra, giải pháp lâu dài và bền vững là phải tái cơ cấu thị trường, mở cửa và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu..., tránh rủi ro vì phụ thuộc vào một số ít thị trường nhất định.
DNVN - Sáng 6/3, tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng, tổ chức Hội nghị phát triển chăn nuôi tằm bền vững. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cùng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, chủ trì hội nghị.
Ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 trên thế giới đã khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm nay đến các thị trường chủ lực đều giảm mạnh. Cụ thể, so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 43,48%; sang Nhật Bản giảm 28,16%; sang Mỹ giảm 26,34%; sang Hàn Quốc giảm 31,53%.
Gạo Việt Nam xuất khẩu đang có nhiều thuận lợi do nhu cầu dự trữ gạo tại các nước, đặc biệt là Trung Quốc sẽ tăng lên bởi dịch bệnh, đồng thời giá xuất khẩu đang có lợi thế cạnh tranh với 2 đối thủ lớn là Thái Lan và Ấn Độ để giành thị phần tại những thị trường lớn, trong khi nguồn cung gạo thế giới dự báo sụt giảm.
Với tác động từ dịch Covid-19, sản xuất và xuất khẩu chè của Trung Quốc đã bị gián đoạn, có thể là cơ hội cho chè Việt Nam. Xuất khẩu chè của Việt Nam từ ngày 1 - 15/2/2020 đạt 4,9 nghìn tấn, trị giá 7,2 triệu USD, tăng 202,3% về lượng và tăng 173,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
End of content
Không có tin nào tiếp theo