Tìm kiếm: chuyên-canh
Một số nông dân Ninh Thuận đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng măng tây xanh, hiệu quả gấp 10-15 lần so trồng lúa.
Nhờ thay đổi thói quen canh tác 3 vụ lúa/năm sang sản xuất luân canh “1 lúa - 1 sen” nên đã mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Mô hình canh tác lúa - sen không chỉ mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, mà còn phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu đang diễn ra khắc nghiệt như hiện nay.
Gia đình chị Hoàng Thị Lan ở xóm 9, xã Quỳnh Văn được xem là hộ đầu tiên trồng giống rau má hoang dại có quy mô lớn ở huyện Quỳnh Lưu. Nhờ chăm sóc tốt nên mỗi năm gia đình chị có lãi cả trăm triệu đồng.
Nhờ chủ động liên kết sản xuất, tạo nguồn hàng phong phú, chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng, nhiều HTX trên địa bàn TP Cần Thơ đã hình thành chuỗi giá trị hàng hóa nông sản, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân.
Sản phẩm "Cải bắp Tân Minh Đức" của HTX Tân Minh Đức (xã Phạm Trấn, huyện Gia Lộc) vừa được UBND tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao năm 2019. HTX được đánh giá là mô hình KTTT tiêu biểu của tỉnh Hải Dương.
Thời gian gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã chuyển đổi từ đất cấy lúa, trồng màu kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, nhiều hộ vươn lên làm giàu.
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), thuế nhập khẩu thịt lợn đông lạnh vào Việt Nam từ 22,5% sẽ về 0% sau 7 năm; thuế nhập khẩu lợn tươi sống từ 37,5% sẽ về 0% sau 9 năm. Đó là thách thức lớn đối với ngành chăn nuôi trong nước...
Các doanh nghiệp chăn nuôi cần xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành HTX và tăng liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng theo chuỗi, đầu tư vào hệ thống phân phối để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Trước đây, trên 3 ha đất canh tác của gia đình, ông Nguyễn Thanh Hải (ở buôn Ea Kiêng, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar) chủ yếu trồng cà phê.
Ngành hàng trái cây Việt - vốn phụ thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc, đang thiếu đi một “nhạc trưởng” với vai trò điều phối hiệu quả để thoát khỏi những bất trắc khi có biến động thị trường.
Ngành nông nghiệp đang đặt mục tiêu cây cà phê sẽ mang về 6 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu (XK) trong thập niên này. Để đạt được con số trên, cùng với việc đẩy mạnh công tác tái cơ cấu ngành cà phê thì sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 4C hoặc hữu cơ và đầu tư chế biến sâu là những giải pháp cần sớm triển khai, nhân rộng.
Người dân thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng phấn khởi khi giá hồng vuông đồng ở mức cao. Mỗi ha, nông sản có thể cho chủ vườn thu về hàng trăm triệu đồng/vụ.
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra ở Trung Quốc đang ảnh hưởng đến việc thu mua và giá cả thanh long tại ĐBSCL.
Gặp nhiều khó khăn ở một số thị trường truyền thống, nhất là Trung Quốc song rau, quả Việt lại đang chiếm lĩnh tốt các thị trường khó tính, có yêu cầu cao như: ASEAN, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản….
Có người từng ví huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang là “Hoa Quả Sơn” của Việt Nam với bốn mùa hoa trái trĩu cành.
End of content
Không có tin nào tiếp theo