Tìm kiếm: các-bậc-phụ-huynh

Năm nào cũng vậy, đến kỳ nghỉ hè đều khiến phụ huynh đau đầu về kế hoạch vui chơi, học tập cho các con. Đặc biệt là tìm chỗ gửi con. Nhiều gia đình đã chọn giải pháp nhốt con ở nhà vì không có điều kiện cho con tham gia các lớp sinh hoạt ngoại khóa .Suốt ngày ở trong bốn bức tường, ít hoạt động…, hậu quả là không ít trẻ bị béo phì, cận thị khi mùa hè trôi qua.
Mỗi mùa tuyển sinh đến biết bao ông bố, bà mẹ đau đầu về chuyện chọn trường, chọn lớp cho con. Năm nay khi được các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo cùng các kinh nghiệm truyền nhau thì việc chọn trường trái tuyến, trường điểm cho các con vào lớp 1, lớp 6 của phụ huynh có phần hạ nhiệt hơn. Việc chọn lớp, chọn cô là tiêu chí được đặt lên trên .
Sau mỗi mùa thi cử, những gương mặt thủ khoa các trường Đại học lại xuất hiện. Điều đáng nói, phần đông các thủ khoa đều xuất thân từ con nhà nông, nhà nghèo. Không có tiền chạy theo những khóa ôn thi này nọ, các em đã tìm ra cho mình con đường tới đích hiệu quả nhất, đó là “tự học”.
Mùa hè nhiều bậc phụ huynh muốn tranh thủ thời gian cho trẻ cắt amidan. Thiết nghĩ chúng ta nên tìm hiểu amidan là gì, nếu tồn tại – liệu có lợi cho trẻ? Liệu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, trường hợp bị viêm? và có nên cắt amidan? Nếu có thì bao giờ và chỉ định cắt thế nào?
Những năm qua, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn quốc, ngành GD&ĐT đã khuyến khích các nhà trường, các địa phương tùy thuộc theo điều kiện của mình, tạo điều kiện cho học sinh được học 2 buổi/ngày. Chủ trương này được xã hội hoan nghênh. Song, quản lý học sinh bán trú thế nào để các bậc phụ huynh yên tâm gửi con cả ngày ở trường thực sự không dễ dàng.
(GD&TĐ) - Tháng 8/2000 cô sinh viên trẻ Vũ Thị Tứ, rời quê hương Quỳnh Hồng, Quỳnh Lưu khăn gói lên huyện miền núi cao Qùy Châu dạy học trong sự đón tiếp nhiệt tình của thầy giáo hiệu trưởng Nguyễn Hải Ninh và Hội đồng sư phạm nhà trường. Với tấm bằng tốt nghiệp loại khá, Đại học Sư phạm chuyên ngành Sinh học, cô giáo Tứ luôn tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng hết sức để đáp lại công lao của gia đình và thầy cô.
Nhiều phụ huynh ở Hà Nội cho con thi vào lớp 1 ở 3-5 trường, thi hết trường này đến trường khác với tỉ lệ chọi lên tới 1/3-1/4. Cùng với sự gia tăng trẻ tuổi “heo vàng”, thi tuyển vào lớp 1 ở nhiều trường ngoài công lập của Hà Nội đã nóng hơn bao giờ hết.
(GD&TĐ) - Thời điểm này, nhiều bé mầm non 5 tuổi đang phải cặm cụi đánh vần, luyện viết chữ và cả học Toán trước chương trình. Có những bé đã được bố mẹ cho đến cô giáo, “lò” luyện vào lớp 1, từ trước nhiều tháng nay. Cảnh tượng các bé mẫu giáo 5 tuổi vài buổi tối trong tuần, hoặc nhằm ngày nghỉ phải mang bút vở đi học trước lớp 1, chẳng còn xa lạ ở các thành phố, những khu vực có điều kiện học tập thuận lợi...
(GD&TĐ) –Thời nay, chuyện học trước lớp 1 đang là đề tài được nhiều người quan tâm bởi ảnh hưởng của nó đến tâm lý, nhận thức của trẻ ngay trong giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt và đầy ý nghĩa của cuộc đời. Chạy đua, ôn luyện, học trước… không chỉ là chuyện của trẻ em thành phố mà ở “nhà quê” cuộc đua này cũng bắt đầu hình thành và phát triển.
(GD&TĐ) - Những năm gần đây xu hướng dạy trước cho trẻ năm tuổi khi chuẩn bị vào lớp 1 đã trở thành trào lưu trong xã hội. Vẫn biết nhiều bậc phụ huynh luôn kỳ vọng vào con cái, nhưng việc ép con phải đọc và viết được con chữ ở độ tuổi này sẽ gây những tác hại tới sức khỏe và sự phát triển tư duy của trẻ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo