Tìm kiếm: công-nghiệp-chế-biến-thực-phẩm

Ấn Độ là thị trường lớn và giàu tiềm năng, cơ hội đối với các DN Việt Nam trong các lĩnh vực có thế mạnh như: nông sản (hạt điều, hạt tiêu, cao su tự nhiên), than đá, điện thoại di động, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện… Tuy nhiên, thị trường này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa được các DN Việt Nam khai thác một cách triệt để, tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Các bộ, ngành đã thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ 6 ngành được lựa chọn để nhận sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản. Công việc tiếp theo là xác định các phân ngành cụ thể để tập trung đầu tư phát triển.
Sau hơn một năm thi công, cuối tháng 4-2013, nhà máy sữa lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á tại Bình Dương với số vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng, công suất 54.000 tấn mỗi năm được Vinamilk bấm nút vận hành. Việc đưa vào sử dụng siêu dự án nhà máy sữa này nằm trong kế hoạch trở thành một trong 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới, với doanh số 3 tỷ USD vào năm 2017.
Theo mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...”. Để phát triển ngành công nghiệp - được coi là “chân núi” - cần phát triển một số ngành mũi nhọn - “đỉnh núi”. Để thực hiện điều này, cần phải có sự phối hợp của nhiều cấp, ngành và DN.
(DNHN) “Mục đích của các doanh nghiệp New Zealand là tìm về châu Á, và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam chính là những đơn vị sẽ thực hiện mục đích đó , ông David Green, Giám đốc điều hành khối ngân hàng doanh nghiệp, ANZ tại New Zealand (Managing director, Institutional New Zealand)cho biết.

End of content

Không có tin nào tiếp theo