Tìm kiếm: công-ty-nhà-nước
“Cách tiếp cận tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Việt Nam rất rời rạc, riêng lẻ, không có hệ thống, đặc biệt tái cơ cấu DNNN thiếu gắn kết với tái cơ cấu ngân hàng, không có cơ chế theo dõi tiến độ thực hiện và điều chỉnh quá trình tái cơ cấu”.
Tái cấu trúc và quản lý giám sát thị trường chứng khoán theo hướng công khai minh bạch vẫn là mục tiêu xuyên suốt trong các giải pháp điều hành thị trường trong năm 2014 mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đưa ra tại hội nghị tổng kết diễn ra vào sáng ngày 11/12/2013.
Từ ngày 1/2/2014, doanh nghiệp nhà nước được quyền bán nợ phải thu đã quá hạn thanh toán, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được cho các tổ chức kinh doanh mua bán nợ. Nợ phải trả của các DNNN năm 2012 theo báo cáo Chính phủ trình lên Quốc hội vừa qua là gần 1,35 triệu tỷ đồng.
“Trong cuốn Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, của Tổng cục thống kê (TCTK), phần 2 và phần 3 cho thấy số liệu về nợ của DNNN (của TCTK) thì gấp hơn 3,3 lần vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa có 1 đồng còn phải mượn 3,3 đồng; tỷ lệ này cao như vậy suốt từ năm 2006 đến nay. Tỷ lệ nợ này là rất đáng quan ngại!”.
Việc áp đặt đầy đủ nguyên tắc và kỷ luật thị trường đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sẽ đưa khu vực doanh nghiệp này vào đúng quỹ đạo trong mối quan hệ Nhà nước - thị trường và doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả là nguyên nhân kìm hãm tăng trưởng kinh tế. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, đến năm 2020 sẽ chỉ còn 300 doanh nghiệp Nhà nước được tồn tại. Mới đây, Vinashin đã chính thức được xóa bỏ và thành lập SBIC trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và 1 số đơn vị thành viên của Vinashin, số nợ nghìn tỷ của Vinashin cũng được tái cơ cấu qua các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước.
Đang có làn sóng doanh nghiệp trong nước tấn công rầm rộ vào thị trường bán lẻ. Dù không phải là mảng kinh doanh sở trường, nhưng rất có thể, trong tương lai gần, miếng bánh thị phần của các đại gia lão làng sẽ bị hao hụt bởi sự xâm lấn của các tân binh.
127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn.
“Hiện tại, đầu tư của tập đoàn, tổng công ty đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh - sắp tới khi nâng lên thành một luật độc lập thì sẽ tiếp tục điều chỉnh chứ không phải là bỏ sót, nhưng cũng phải thừa nhận đầu tư của các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng dàn trải, kém hiệu quả”.
“Hiện tại, đầu tư của tập đoàn, tổng công ty đã có các văn bản pháp luật điều chỉnh - sắp tới khi nâng lên thành một luật độc lập thì sẽ tiếp tục điều chỉnh chứ không phải là bỏ sót, nhưng cũng phải thừa nhận đầu tư của các doanh nghiệp vẫn còn tình trạng dàn trải, kém hiệu quả”.
Chiều 27/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm”
Báo lãi nghìn tỷ trên tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ, mọi thông tin lỗ, lãi của 2 ông lớn Tập đoàn điện lực (EVN) và Tập đoàn xăng dầu Petrolimex vẫn khiến nhiều người ngờ vực vì trước đó, để được tăng giá EVN và Petrolimex đều liên tục kêu lỗ.
“Hiện đã có định giá đâu mà có định lượng, mà đòi bán trước 2015. Tư nhân nào có tiền để mà mua? Nói là hết 2015 phải hoàn tất thoái vốn ngoài ngành là duy ý chí”.
Trường hợp DN 100% vốn Nhà nước đã thua lỗ kéo dài, mất hết vốn chủ sở hữu, nếu phía mua cam kết kế thừa mọi trách nhiệm và nghĩa vụ về công nợ, lao động… thì giá bán có thể là 0 đồng. Còn nếu không bán được, không có người mua thì nên cho giải thể, phá sản.
Trong thời gian tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ban hành nghị quyết về việc thu ngân sách cổ tức của Nhà nước tại doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước để bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
End of content
Không có tin nào tiếp theo