Tìm kiếm: cước-3G

2013 là một năm bùng nổ của thị trường OTT (các ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí qua Internet di động) tại Việt Nam với hàng chục triệu người đăng ký sử dụng. Tính tới thời điểm cuối năm, Viber đang là ứng dụng dẫn đầu với 8 triệu người dùng, Zalo của Việt Nam bám sát với hơn 7 triệu thành viên. Ứng dụng Line đến từ Nhật Bản đứng ở vị trí số 3 với 4 triệu người dùng. Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt cái tên khác như WhatsApp, KaKaoTalk, WeTalk...
Năm 2013, doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng, doanh thu của Vietel là 163.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận lần lượt là 9.270 tỷ đồng và 26.400 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận của VNPT. Mặc dù lãi lớn nhưng cả Vietel, MobiFone, Vinaphone năm vừa qua đều tăng cước 3G và bị tố ăn chặn tiền của khách hàng.
Sau khi có thông tin nhiều khách hàng đã lên tiếng bức xúc về việc họ nhận được tin nhắn mời gọi hủy và đăng ký lại gói cước 3G có tên MIU của MobiFone để tiết kiệm được 10.000 đồng/tháng từ một số điện thoại lạ, đại diện MobiFone đã lên tiếng nói rõ về sự việc này.
Liên quan đến việc các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá cước dịch vụ 3G, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm giám sát, bảo đảm việc điều chỉnh giá cước viễn thông tuân thủ đúng quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật về giá.
Bức xúc vì nhà mạng thu cước 3G với giá quá cao, nhiều người tiêu dùng cho biết đã bỏ mạng 3G. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế cho rằng cần một cuộc cách mạng trong ngành viễn thông để hạn chế trục lợi từ độc quyền, chèn ép người tiêu dùng.
Lần điều chỉnh gần nhất đẩy giá dịch vụ 3G trung bình lên 20%, trong đó có một số gói tăng mạnh tới 40%, thậm chí hơn 300% (đối với gói USB 3G). Mới đây, Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông lại tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thêm giá cước theo cơ chế thị trường.
Tại hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2014 của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin & Truyền thông) mới đây, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, Bộ Thông tin & Truyền thông cùng Bộ Công thương đang tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thêm giá cước theo cơ chế thị trường. Theo đó, giá cước được thiết lập trên cơ sở giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng giá chung của khu vực.
Bộ Công Thương và Bộ Thông tin và Truyền thông đang tiếp tục đề nghị Chính phủ cho phép điều chỉnh thêm giá cước theo cơ chế thị trường, giá cước được thiết lập trên cơ sở giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng giá chung của khu vực.

End of content

Không có tin nào tiếp theo