Tìm kiếm: cước-vận-tải-biển
Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU có xu hướng hồi phục trở lại, cùng những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ Hiệp định EVFTA... sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này.
Ngày 9/9, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19.
DNVN - Ngày 7/9/2021, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam đã có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành kiến nghị 6 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN) ngành gỗ để duy trì sản xuất và tái phục hồi.
DNVN- Dịch COVID-19 bùng phát ở Nghệ An khiến cước vận chuyển container tăng cao, các dịch vụ logistics kèm theo đều đang gặp khó khi thiếu nhân công, tài xế, chi phí vận chuyển khác, khiến doanh nghiệp xuất khẩu trong thời điểm này chồng chất khó khăn, càng làm càng lỗ.
Theo ước tính của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu không có những yếu tố quá đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức khoảng 4% vẫn trong tầm kiểm soát.
DNVN - Nhiều doanh nghiệp thủy sản cho biết, họ đang bị “đè” nặng bởi hàng loạt chi phí phát sinh như chi phí duy trì “3 tại chỗ” cho công nhân, hậu cần chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa (logistics), cước vận tải biển, nguyên vật liệu…đều tăng.
DNVN - Trước tình trạng xe chở hàng hóa bị ùn tắc tại các chốt kiểm dịch, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa lên tiếng đề nghị thực hiện test nhanh SARS-CoV-2 thay vì yêu cầu phải xét nghiệm phương pháp Realtime RT-PCR đối với tài xế chở hàng.
DNVN - Việc UBND tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp yêu cầu tài xế container và xe tải di chuyển từ TP.HCM - ĐBSCL phải có xét nghiệm âm tính COVID-19 khi đi qua 2 địa phương quá đột ngột, khiến các nhà vận chuyển không chuẩn bị kịp đã làm tắc nghẽn hoạt động vận chuyển hàng hóa, gây thiệt hại nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu.
DNVN - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết các doanh nghiệp hội viên đang rất “sốt ruột” vì vấn đề giá cước vận tải biển tăng cao. Các hãng tàu đã thông báo tăng giá cước từ 2-10 lần, trong khi doanh nghiệp vẫn rất khó hoặc không thể đặt được container, chỗ trên tàu cho nhiều chặng quan trọng, gây ra tình trạng ùn ứ hàng hóa.
Chuyện “sống còn” của các doanh nghiệp (DN) trong nước đang đòi hỏi cần tiếp tục phòng tránh rủi ro, không để mãi bị động trước những biến động lớn về thị trường, dịch bệnh, logistics, giá nhiên liệu gia tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
DNVN - Hơn 3 tháng nay, giá thuê container rỗng liên tục tăng, từ mức ban đầu chưa tới 1.000 USD/container 40 feet, nay đã đội giá lên tới 8.000 USD, thậm chí là 10.000 USD/container 40 feet đi Anh. Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải sẽ có báo cáo Thủ tướng về vấn đề mức tăng bất hợp lý này để đảm bảo quyền lợi hài hòa giữa các bên.
Giá cước vận tải biển được dự báo có thể tiếp tục ở mức cao trong năm 2021, khiến cho xuất khẩu nông sản đối mặt với việc tăng các khoản phí và ảnh hưởng lớn đến sức cạnh tranh.
Một số doanh nghiệp thủy sản phản ánh rằng, do các hãng tàu biển bắt đầu tăng phí vận tải 135 - 220 USD mỗi container nên chi phí xuất hàng tăng 30%.
Việc thanh lý những lô hàng tiền tỷ cũ nát đương nhiên không hề đơn giản. Bằng chứng là chiếc Boeing 727 bị “bỏ rơi” 10 năm ở sân bay Nội Bài hiện không thể định giá, trong khi hơn 100 đoàn tàu hỏa được ngành đường sắt rao bán với giá sắt vụn cũng không ai mặn mà hỏi mua...
(DNVN) - CTCP Vận tải Biển Vinaship (HOSE: VNA) vừa có văn bản gửi UBCKNN và Sở GDCK TP. HCM giải trình nguyên nhân lỗ 39,7 tỷ đồng trong năm 2015.
End of content
Không có tin nào tiếp theo