Tìm kiếm: doanh-nghiệp.-viễn-thông
Đề án tái cơ cấu ngành viễn thông nói chung và VNPT nói riêng đã được đưa ra hơn 2 năm. Phương án nhập Vinaphone-MobiFone vào nhau, sau khi bị Chính phủ từ chối thẳng thừng thì việc tách đứa nào trong hai đứa con này của VNPT ra ở riêng lại “sốt sình xịch…”
Theo Đề án tái cơ cấu Tập đoàn VNPT được Bộ TT&TT trình lên Thủ tướng mới đây, mạng MobiFone sẽ tách khỏi Tập đoàn để thành lập Tổng công ty Thông tin di động, tiến tới cổ phần hóa. Vậy đâu là cơ sở để lựa chọn tách MobiFone?
“Quan điểm của tập đoàn là cùng lúc không quản lý 2 mạng di động. Nếu không cổ phần hóa kịp thì sát nhập tạo thành 1 mạng. Nhưng quan điểm của cơ quan nhà nước lớn hơn, tầm nhìn lớn hơn về thị trường. Tập đoàn đã nghiên cứu nhiều phương án, cả tách và nhập, cả ưu và nhược. Cuối cùng thống nhất phương án tách MobiFone khỏi tập đoàn với mục tiêu phần còn lại có bức tranh tài chính lành mạnh để tiếp tục phát triển trong những năm tới”.
Tiến trình tái cấu trúc thị trường viễn thông và các doanh nghiệp viễn thông đã bước vào giai đoạn quyết định. Kỳ vọng sẽ có những cuộc “lột xác” ngoạn mục trong năm nay.
Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông Nguyễn Bắc Son gửi đến các cán bộ lão thành, hưu trí, công chức, viên chức... trong ngành lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất.
Bộ trưởng Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông không thực hiện việc khuyến mãi nếu không có biện pháp chắc chắn đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Các DN viễn thông tăng cước quốc tế chiều về (VoIP quốc tế chiều về) từ 6,1 cent/phút hiện nay lên 8,1 cent/phút.
Cuộc “đại phẫu” nhằm tái cơ cấu, tăng cường khả năng cạnh tranh của VNPT đã thực sự bắt đầu, với điểm nhấn chính trước mắt là giải quyết vấn đề đồng thời sở hữu 2 mạng di động VinaPhone và MobiFone.
Duy nhất chỉ còn lại đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đến thời điểm hiện tại vẫn chưa chính thức được phê duyệt.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã chính thức công bố kết quả xác minh các dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh của 3 doanh nghiệp viễn thông trong đợt điều chỉnh cước dịch vụ dữ liệu 3G từ ngày 16/10/2013. Cục kết luận: Chưa phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường của sự câu kết, bắt tay hay thỏa thuận giữa 3 doanh nghiệp Viettel, MobiFone và Vinaphone.
Cục Quản lý cạnh tranh kết luận: Việc tăng giá cước 3G ngày 16/10, chưa đủ cơ sở để coi đây là hành vi áp đặt giá bán hàng hóa dịch vụ bất hợp lý gây thiệt hại cho khách hàng theo quy định của Luật Cạnh tranh.
Năm 2013, doanh thu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) ước đạt 119.000 tỷ đồng, doanh thu của Vietel là 163.000 tỷ đồng, mức lợi nhuận lần lượt là 9.270 tỷ đồng và 26.400 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận của VNPT. Mặc dù lãi lớn nhưng cả Vietel, MobiFone, Vinaphone năm vừa qua đều tăng cước 3G và bị tố ăn chặn tiền của khách hàng.
Ba nhà mạng Viettel, Vinaphone, MobiFone cài sẵn ứng dụng cho phép tải thông tin và tính phí, thu hàng trăm tỉ đồng; chấp nhận cho đăng ký thuê bao bằng CMND họ tên không có thực, ảnh và tên trên CMND phản cảm, tục tĩu...
“Đây là một bài toán tổng hợp nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là bài toán về công nghệ”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Lê Nam Thắng nói khi đề cập tới việc lựa chọn thời điểm để triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam.
"Tăng cước 3G là việc bình thường để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác các nhà mạng đều thuộc nhà nước, có tăng giá cước lên cũng là góp phần đóng góp cho ngân sách nhà nước...”, ông Nguyễn Bắc Son - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết,
End of content
Không có tin nào tiếp theo