Tìm kiếm: doanh-nghiệp-EU

Bà Nguyễn Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhấn mạnh việc giải thích các quy định, cam kết trong các hiệp định thương mại tự do như CPTPP, EVFTA là rất cần thiết để các doanh nghiệp nắm được; và việc giải thích này nên do những chuyên gia trực tiếp đàm phán hiệp định thực hiện.
EVFTA được ví là “con đường cao tốc hướng Tây”, kết nối Việt Nam tới một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu trên thế giới cả về tài chính, công nghệ và thị trường... Lợi ích đến từ những con số có thể cân, đong, đo, đếm được.
Dự kiến giữa năm 2020, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) sẽ có hiệu lực. Ngay sau đó, nhiều dòng thuế sẽ giảm về 0%. Lâu nay, các nước thuộc EU là thị trường xuất khẩu lớn nên nhiều doanh nghiệp Đồng Nai trông đợi khá nhiều vào những cơ hội mở ra từ EVFTA.
Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Internet, khi mở cửa thị trường viễn thông theo Hiệp định EVFTA, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp viễn thông trong nước là câu chuyện chất lượng dịch vụ. Trong thời gian qua thị trường viễn thông trong nước phát triển nóng, nên chất lượng dịch vụ chưa bằng các doanh nghiệp đến từ châu Âu.
Theo các cam kết EVFTA, thị trường viễn thông sẽ được mở cửa cao hơn theo hướng gia tăng vốn đầu tư nước ngoài. Với nhóm dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, sau 5 năm nữa doanh nghiệp từ EU được phép đầu tư tới 100% vốn. Nhóm dịch vụ giá trị gia tăng có hạ tầng mạng các doanh nghiệp từ EU có thể góp vốn tới 65%.
Chiều 23/1, giờ địa phương, (đêm 23/1, rạng sáng 24/1, giờ Việt Nam), nhân dịp dự Hội nghị WEF Davos ở Thụy Sĩ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc tiếp một số tập đoàn hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như Apple, AB Inbev, Procter & Gamble, Adidas, Facebook, Sanofi, Carlsberg….

End of content

Không có tin nào tiếp theo