Tìm kiếm: doanh-nghiệp-dệt

DNVN - Bộ Công Thương đề xuất cho phép XK khẩu trang y tế nhằm thúc đẩy XK của Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu của nước ngoài tăng cao, trong khi năng lực sản khẩu trang y tế mỗi ngày của DN trong nước là rất lớn. Tuy nhiên, việc XK khẩu trang, bao gồm cả khẩu trang y tế và khẩu trang vải, của nước ta còn nhiều điểm nghẽn, gây khó cho DN.
DNVN - Trong bối cảnh chịu tác động to lớn của đại dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp đã không “ngồi im”. Theo đó, họ đã có các giải pháp chủ động trong công tác phòng, chống dịch; các giải pháp tích cực nhằm duy trì sản xuất, kinh doanh; đồng thời có các giải pháp nhằm bảo vệ, duy trì công ăn việc làm cho người lao động.
DNVN - Khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu. Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố.
DNVN - 100% số doanh nghiệp sản xuất may mặc bị ảnh hưởng. Trong đó 70% doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm ngay lập tức trong tháng 3 và 80% doanh nghiệp dự kiến phải cắt giảm lao động tiếp trong tháng 4 và tháng 5. Dự kiến chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2020 ngành dệt may sẽ bị thiệt hại 12.000 tỷ đồng vì dịch Covid-19.
Trên cơ sở dự kiến những tác động trực tiếp và gián tiếp của dịch COVID-19 tới các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, Tổng cục Thống kê đã xây dựng hai kịch bản tăng trưởng với dự kiến nếu dịch COVID-19 được khống chế kịp thời trong quý II/2020, hoặc kéo dài sang quý III năm 2020.
Nhiều doanh nghiệp dệt may sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020, thiệt hại của ngành có lên tới 3.000 tỷ đồng mỗi tháng nếu dịch bệnh kéo dài. Để tránh kịch bản xấu nhất, các doanh nghiệp dệt may xin được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch ngay trong tháng 3.

End of content

Không có tin nào tiếp theo