Tìm kiếm: doanh-nghiệp-xuất-khẩu-nông
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản đến năm 2030. Đề án đặt ra mục tiêu giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của Việt Nam đạt khoảng 60 - 62 tỷ USD vào năm 2030.
Nông sản xuất khẩu Việt Nam khó cạnh tranh với các mặt hàng tương tự của Thái Lan hay nhiều nước là do chi phí logistics quá cao, phụ thuộc vào các hãng vận chuyển nước ngoài. Trong khi các doanh nghiệp trong nước lại ở tình trạng "cái khó bó cái khôn" nên chưa thể phát huy hết lợi thế ở dịch vụ này.
Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng nông lâm thủy sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng khác và sản phẩm y tế sẽ giới thiệu tới các nhà nhập khẩu Nhật Bản đa dạng các sản phẩm chất lượng của Việt Nam, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng, các chuỗi cung ứng tại thị trường Nhật Bản.
Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương, từ đầu mùa vải đến nay, việc tiêu thụ vải quả diễn ra rất thuận lợi, tiếp tục có thêm nhiều doanh nghiệp đặt vấn đề thu mua vải thiều với khối lượng lớn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
Thời điểm này, các vùng trồng vải miền Bắc bắt đầu vào vụ thu hoạch rộ vải tươi. Tuy nhiên khác với mọi năm, vải tươi xuất khẩu qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn năm nay giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang thuộc Sở Công Thương đang đẩy mạnh hoạt động liên hệ với các tập đoàn phân phối, chợ đầu mối, doanh nghiệp, thương nhân tiêu thụ nông sản trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.
DNVN - Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây, điều ở miền Nam đang rơi vào tình cảnh khó khăn do thị trường tiêu thụ nông sản giảm cả về lượng và giá. Chẳng hạn như thị trường Trung Quốc, từ tháng 2 đến nay đã giảm gần 90% lượng xuất. Hiện các DN chỉ trông chờ thị trường xuất khẩu khởi sắc trở lại sau khi hết dịch bệnh.
DNVN - Các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, thực phẩm cần nắm rõ quy định của EU về nhập khẩu thực phẩm trong dịch Covid-19 để tránh gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu.
DNVN – Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng mạnh đến thị trường xuất khẩu, hoạt động sản xuất, kinh doanh đứt đoạn, đã gây nên tình trạng nông sản ùn ứ, rớt giá thê thảm, khiến doanh nghiệp và người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.
Để đạt mục tiêu xuất khẩu theo đúng kế hoạch 42 tỷ USD là thách thức rất lớn và cần có những giải pháp toàn diện trước mắt và lâu dài. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã tính toán mục tiêu tăng trưởng cho từng thị trường.
Hậu dịch Covid-19, Trung Quốc đang có nhu cầu rất lớn với các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Đây là cơ hội cho Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp cần phải được trợ lực để tăng tốc sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu nông sản sang thị trường này.
DNVN - Về lâu dài, đối với những mặt hàng nông sản cần có giải pháp căn cơ là phải tái cơ cấu sản phẩm nông nghiệp theo tín hiệu thị trường và liên kết sản xuất, đẩy mạnh chế biến và tăng cường kết nối với các hệ thống siêu thị, trung tâm phân phối nội địa. Chúng ta sẽ phải làm việc này tốt hơn để không phụ thuộc vào một thị trường.
DNVN - Đây là 1 trong nhiều kiến nghị được Bộ Công Thương đưa ra nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do xảy ra dịch bệnh Corona.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ phân tích, đánh giá toàn diện tác động của dịch nCoV đến sản xuất, xuất khẩu và đưa ra giải pháp, kiến nghị bám sát thực tiễn.
Trước tình trạng ùn ứ nông sản các loại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết đã đề nghị các địa phương, đơn vị chức năng 'vào cuộc' và khuyến cáo các doanh nghiệp, nông dân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo