Tìm kiếm: doanh-nghiệp-đóng-cửa
Những thông tin gần đây cho thấy nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngân hàng đã đến hạn; một số có nguy cơ không có khả năng trả nợ, và thực tế tỷ lệ nợ xấu đang gia tăng, kéo theo đó là những hệ lụy mà trước tiên là gây nên tình trạng ách tắc tín dụng.
Trái với cảnh nhộn nhịp cuối năm, giới bất động sản lại tê tái vì một năm làm ăn thất bát. Trong khi nhân viên ngồi ngáp ngắn ngáp dài, giám đốc lại chạy vạy khắp nơi lo trả nợ. Thế cùng, nhiều người chỉ còn nước lánh mặt để khỏi bị đòi nợ.
Trước thông tin Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) công bố con số 6.000 tỉ đồng tiền lãi năm 2012 nhưng vẫn tiếp tục muốn tăng giá điện trong năm tới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng đó là thông tin không lạ khi điện là độc quyền của EVN.
“Một điểm sáng được xem là yếu tố thành công mà Việt Nam đạt được trong năm 2012 là vẫn ổn định được giá trị của VND”...
Lòng tin của nhà đầu tư, người tiêu dùng giảm đến mức báo động, kết quả kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2012 kém sút rõ rệt so với năm 2011 và so cả với những năm trước đó….
Khảo sát của phóng viên từ chợ truyền thống đến siêu thị đều sụt giảm sức mua, do người dân giảm chi tiêu. Trong khi đó, giá cả các mặt hàng thiết yếu vẫn không giảm, thậm chí tăng nhẹ.
Các ngân hàng căn cứ vào tình trạng của doanh nghiệp để đưa ra tư vấn về việc chọn thời điểm vay vốn, hoàn thiện tiêu chí để được vay vốn.
“Lãi suất vay vốn quá cao đang là yếu tố cản trở hàng đầu đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay”, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp (Tổng cục Thống kê) chia sẻ kết quả điều tra doanh nghiệp.
Hôm qua, thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch năm 2012 nhiều đại biểu Quốc hội là doanh nhân tỏ ra bi quan về “sức khỏe” nền kinh tế và cho rằng báo cáo của Chính phủ còn “hồng”.
Cơ quan thi hành án tiến hành bán đấu giá nhà đất thì không có người mua, thậm chí cả lúc đã giảm giá nhiều lần cũng không ai đăng ký.
Ban chỉ đạo Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp năm 2012 (tổng cục Thống kê) vừa tiến hành điều tra về thực trạng doanh nghiệp và tình hình khó khăn của khu vực doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 9/2011, có gần 49.000 doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, ngừng hoạt động, ngừng nộp thuế, trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp, khoảng 11.500 doanh nghiệp ngừng hoạt động và 31.500 doanh nghiệp ngừng nộp thuế. Như vậy, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể, tạm ngừng hoạt động tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm trước, riêng số doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục giải thể tăng 57%.
Bàn về những chỉ số kinh tế quí 1/2012, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng các doanh nghiệp hiện đang bế tắc cả đầu vào lẫn đầu ra. Ông nói: “Phải nói là doanh nghiệp cũng dai sức đấy, nhưng đến giờ họ đã kiệt sức rồi”.
Hơn 50.000 doanh nghiệp đã đóng cửa trong năm 2011 là con số khổng lồ nhưng chưa phải con số chính xác phản ánh tình trạng khó khăn của kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Theo nhiều nhận định thì năm 2012, doanh nghiệp thành phố còn đối diện với nhiều thách thức.
Cả Ngân hàng Nhà nước và nhiều ngân hàng thương mại tuyên bố hạ lãi suất cho vay từ 1-2%, song hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn không thể tiếp cận được nguồn vốn vay từ ngân hàng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo