Tìm kiếm: dự-trữ-ngoại-tệ

Đó là câu hỏi không mới nhưng tần suất xuất hiện ngày càng nhiều, nhất là trong giai đoạn kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng từ năm 2008 tới nay. Trong đợt tăng giá mới lần này, câu trả lời vẫn là do tình hình của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới tiếp tục ảm đạm.
Trung Đông vốn được biết tới là điểm nóng của thế giới với những bất ổn về chính trị-xã hội kéo dài nhiều năm nay, tuy nhiên, nhiều quốc gia trong khu vực này lại đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp châu Âu trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế-tài chính.
Phân tích thị trường bất động sản sau động thái hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho biết: Sau những khó khăn trong thời gian qua, các doanh nghiệp bất động sản đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, buộc họ phải tái cơ cấu sản phẩm để cung cấp những hàng hóa phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường.
Hiện tượng tỷ giá USD/VND bất ngờ tăng vọt trong 5 ngày qua lên mức trần 21.036 đồng đang khiến nhiều người lo ngại nhưng cơ quan quản lý và nhiều chuyên gia tỏ ra bình tĩnh vì mọi việc vẫn còn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là một lực cầu nào đó đang gom USD trên thị trường.
Chuyến công du Mỹ của Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần qua đã kết thúc bằng cam kết cứu nợ công châu Âu. Chuyến thăm chắc chắn sẽ lại khiến Quốc hội Mỹ trở nên náo nhiệt hơn với đề tài chính sách tiền tệ của Trung Quốc, và khiến các nhà kinh tế học đặt ra câu hỏi rằng, liệu đồng NDT có thể truất ngôi USD để trở thành đồng tiền thống trị thế giới?
Ngày 14/2, Ngân hàng Nhà nước lần lượt công bố một số thông tin về tình hình hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian đầu năm 2012. Thông tin công bố gợi mở một điểm đáng chú ý: Ngân hàng Nhà nước đã và đang mua vào ngoại tệ.
Đồng euro được coi là lá chắn chống lạm phát, làm đối trọng với đồng đô la Mỹ, là chiếc đũa thần đem lại thịnh vượng kinh tế, tăng trưởng và việc làm.

End of content

Không có tin nào tiếp theo