Tìm kiếm: gói-hỗ-trợ-của-chính-phủ

DNVN - Đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 ập đến khiến hàng triệu doanh nghiệp (DN), người lao động rơi vào cảnh kiệt quệ. Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng được xem là "phao cứu sinh" cho DN. Song nhiều DN vẫn không mặn mà, bởi lẽ nếu không cụ thể hóa điều kiện và thủ tục hành chính hơn nữa thì DN sẽ rất khó tiếp cận gói vay như những gói hỗ trợ trước đây.
DNVN - Nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 tại TP.HCM kiến nghị cần ưu tiên và mở rộng đối tượng được tiêm vắc xin ngừa Covid-19; gia hạn, miễn, giảm các loại thuế, phí; khoanh nợ, giảm và giãn lãi suất vay… nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
DNVN - Ngày 20/3, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Hội nghị “Phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế trong trạng thái bình thường mới”. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam và gần 250 đại biểu là các chuyên gia, doanh nghiệp du lịch hàng đầu trong cả nước.
DNVN - Theo ông Chu Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may, khả năng tác động của Covid-19 tới ngành dệt may sẽ kéo dài sang năm 2022. Vì vậy, Chính phủ cần kéo dài thời gian thực hiện các chính sách và các gói ưu đãi dành cho các doanh nghiệp chịu tác động bởi Covid-19.
DNVN - Ông Trần Trí Dũng – Thuộc chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP) cho rằng trong một bối cảnh có quá nhiều bất trắc và thay đổi như hiện nay thì không có một mô thức nào để có thể thành công tuyệt đối. Từ đó, ông đưa ra lời khuyên, nếu doanh nghiệp coi chính sách là một nguồn lực thì phải chủ động giành lấy nó.
DNVN - Chủ tích VCCI cho rằng bối cảnh đại dịch Covid-19 thì khả năng kết nối giữa Việt Nam và thế giới đã tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, thế kiềng 3 chân của nền kinh tế Việt Nam vẫn được giữ vững bao gồm: Đổi mới thể chế, thúc đẩy hội nhập và chuyển đổi số. Đây chính là động lực tăng trưởng dài hạn và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam được nhận định là nền kinh tế có khả năng phục hồi cao hơn các nước khác trên thế giới kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ các rủi ro tài khóa và một số vấn đề xã hội tiềm ẩn khi tình hình trong nước và toàn cầu vẫn còn nhiều bất định.

End of content

Không có tin nào tiếp theo