Tìm kiếm: hệ-thống-tài-chính

Trên đường gập ghềnh tới tương lai là Tên tiêu đề Báo cáo thường niên kinh tế Việt nam năm 2013 do Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố sáng 27/5.
Sự bất thường CPI ở thời điểm này đang gây “chia rẽ” trong quan điểm điều hành chính sách theo mục tiêu tăng trưởng, hay ổn định. “Nhiều lúc thấy nói sao cũng được. Chỗ này thì bảo cần ổn định và chấp nhận tăng trưởng thấp để cơ cấu lại nền kinh tế, rồi chỗ kia lại bảo DN đang khó khăn quá, nên cứu...”, ông Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nói với Thời báo Ngân hàng.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN Việt Nam) cho rằng: “nếu giám sát hợp nhất là một quy luật, một bước tiến của phát triển thì chúng ta phải theo. Tuy nhiên đến nay chưa ai khẳng định được mô hình này là tối ưu, vì vậy phải thận trọng tìm mô hình phù hợp với Việt Nam”.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 4/2013, tăng trưởng tín dụng chỉ 1,4% so với cuối 2012. Đây là mức thấp so với cùng kỳ trong khi chỉ tiêu cả năm 2013 là 12%. Trong 9 tháng còn lại, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành còn cả “núi” công việc để thông dòng tín dụng.
Thời gian qua, ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên và nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ vỡ nợ tín dụng đen. Nguyên nhân, do người dân tham lãi suất cao đã đổ hết vốn liếng, thậm chí huy động cả bạn bè người thân đưa tiền cho chủ nợ. Đáng nói là câu chuyện này luôn được cảnh báo, hậu quả luôn nặng nề, nhưng nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin chạy theo hoạt động tín dụng đen.
Nền kinh tế đã xuất hiện một số điểm sáng, song khó khăn vẫn chồng chất. BĐS, nợ xấu, rủi ro trong hệ thống ngân hàng tiếp tục là những thách thức cần phải vượt qua. TS Lê Xuân Sang, Phó trưởng ban Nghiên cứu chính sách vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra cái nhìn tổng quan về nền kinh tế thời gian qua.
Trong nhóm các nhiệm vụ quan trọng triển khai ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa (CPH) và tái cơ cấu các TĐ, TCT theo Đề án được duyệt. Trong đó, chú trọng thực hiện tái cơ cấu thực chất, toàn diện từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm...
Các nhà nghiên cứu cho rằng, để xử lý nợ xấu, Việt Nam không nên theo đuổi một phương án ngắn hạn mà quy trình này cần được thực hiện theo từng bước bài bản, trên cơ sở kế thừa những kinh nghiệm quốc tế. Trong đó không thể thiếu những bước quan trọng gồm: Ghi nhận nợ xấu; Trích lập dự phòng rủi ro...
Sau chuyến đi thực tế, khối nghiên cứu toàn cầu của Standard Chartered vừa công bố bản báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam, trong đó tập trung phân tích về vấn đề nợ xấu cùng các kịch bản tác động, cũng như những phác thảo về các kênh tài trợ giải quyết nợ xấu.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng vừa phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, các tổ chức tín dụng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

End of content

Không có tin nào tiếp theo