Tìm kiếm: hãng-tàu

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn hoàn thiện nâng cấp cầu cảng (tại vị trí cầu cảng Petec cũ) thuộc bến cảng Tân cảng Cát Lái để có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 40.000 tấn.
Tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến khó khăn, nhu cầu vận chuyển hàng hoá đường biển giảm sút mạnh khiến cho ngành vận tải biển rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Trong khi đó, giá cước vận tải sụt giảm, giá xăng dầu lại tăng cao dẫn đến các khoản thu không đủ bù đắp chi phí. Chính vì lẽ đó, kết quả kinh doanh quý 1-2013 của nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển tiếp tục là số âm.
Nếu chịu bỏ ra khoảng 200 tỉ đồng mỗi năm để nạo vét luồng tàu vào cảng biển Hải Phòng đủ độ sâu, thì lợi nhuận mang lại cả ngàn tỉ đồng cho ngân sách. Tuy nhiên, đến nay nguồn tài nguyên này lúc được khơi thông, khi bị tắc...
Cuối năm 2011, sau nhiều năm đề nghị từ các doanh nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố, Chính phủ đã bố trí một khoản tiền trị giá 200 tỉ đồng, dùng để khẩn cấp nạo vét luồng vào cảng Hải Phòng, nhưng tới đầu tháng 5/2012, việc nạo vét mới được tiến hành.
Gần 1.000 doanh nghiệp nhưng logistics nội chỉ chiếm chưa đầy 20 - 25% thị phần, trong khi với số lượng chưa bằng 1/10, các đại gia logistics ngoại hiện diện tại Việt Nam đã “nuốt chửng” 80% thị phần còn lại.
Khủng hoảng sâu và kéo dài từ năm 2009 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp vận tải biển lớn, nhỏ thua lỗ, sống dở chết dở, hàng trăm con tàu nằm đắp chiếu. Đây là cái giá cho một thời kỳ phát triển tự phát, ào ạt, thiếu định hướng của ngành vận tải biển Việt Nam.
Đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) hiện hoạt động ì ạch với nhiều tàu bỏ không, bị bắt giữ, vận tải thua lỗ..., thế nhưng dự kiến sẽ chi 100.000 tỉ đồng cho Vinalines phát triển đội tàu biển.

End of content

Không có tin nào tiếp theo