Tìm kiếm: khủng-hoảng-kinh-tế-toàn-cầu

Liệu từ nay đến cuối năm, lãi suất có thiết lập một mặt bằng mới? Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với TS Lê Xuân Nghĩa - Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, thành viên Ban Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ xung quanh nội dung này.
Tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến khó khăn, nhu cầu vận chuyển hàng hoá đường biển giảm sút mạnh khiến cho ngành vận tải biển rơi vào tình trạng cung vượt quá cầu. Trong khi đó, giá cước vận tải sụt giảm, giá xăng dầu lại tăng cao dẫn đến các khoản thu không đủ bù đắp chi phí. Chính vì lẽ đó, kết quả kinh doanh quý 1-2013 của nhiều doanh nghiệp ngành vận tải biển tiếp tục là số âm.
Chính phủ xác định xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược giai đoạn 2010-2020. Để thực hiện được chiến lược này, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn. Thời gian qua, vốn đầu tư vào phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, chủ yếu từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ngân sách nhà nước (NSNN), trái phiếu Chính phủ.
Năm 2013 được dự báo là năm nền kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Theo đó, chính sách tài khóa cũng phải đối mặt với hàng loạt vấn đề từ thu, chi NSNN, đến thâm hụt NSNN, nợ công và tác động của chính sách quản lý giá đến NSNN nói riêng và ổn định kinh tế vĩ mô nói chung.
Dù thị trường còn rất nhiều khó khăn nhưng vẫn có nhiều DN “lội ngược dòng” một cách ngoạn mục. Bí quyết không mới, quan trọng là việc quản trị dòng tiền, xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với tình hình.
Tại Lễ công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu của Ngân hàng thế giới (WB) diễn ra ngày 21/1, TS Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trong tháng này, khung pháp lý cho công ty mua bán nợ xấu quốc gia (AMC) sẽ được hoàn tất và cơ quan này sẽ trực thuộc chính phủ, thay vì Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Tài chính.

End of content

Không có tin nào tiếp theo