Tìm kiếm: kinh-doanh-BĐS
NHNN cho biết đã chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, mức độ tập trung tín dụng vào nhóm khách hàng lớn, các dự án có quy mô lớn, phân khúc cao cấp, biệt thự, nghỉ dưỡng.
Trong khi vốn vay từ ngân hàng bị siết chặt, trái phiếu như một “cứu cánh” cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, các nhà đầu tư cá nhân sẽ gặp rủi ro khi mua trái phiếu không có tài sản đảm bảo. Do vậy, cần có các quy định về quy mô phát hành trái phiếu ở mức khống chế đối với nhà đầu tư cá nhân nhằm giảm bớt những rủi ro….
Trong 3 tháng đầu năm 2020 có khoảng 80% sàn đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động hoặc không phát sinh giao dịch, phản ánh bức tranh chung của thị trường bất động sản ảm đạm trong thời kỳ dịch Covid-19. Tuy nhiên, một số nhận định cho rằng cuối quý III, đầu quý IV/2020, thị trường sẽ hồi phục.
Dịch Covid-19 đã “thổi bay” lãi của rất nhiều doanh nghiệp xây dựng - bất động sản, có những doanh nghiệp giảm lợi nhuận tới 60%. Tuy nhiên, nhu cầu thuê nhà – mua nhà không thể thiếu được, nên sau khi đại dịch được kiểm soát, kết quả kinh doanh sẽ khả quan hơn.
Thị trường bất động sản năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn và tiếp tục suy giảm so với những năm trước đây. Bên cạnh đó, nguồn cung nhà ở trung, cao cấp dư thừa trong khi rất thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá thấp. Đây là báo cáo hoạt động chất vấn chuyên đề của Bộ Xây dựng gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội mới đây.
Theo dữ liệu 3 tháng đầu năm của Batdongsan.com.vn, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản (BĐS) giảm 23% so với cùng kỳ năm trước và giảm 18% so với quý liền trước. Mức độ quan tâm này thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, riêng tại thị trường BĐS miền Trung giảm đến 46% cùng kỳ.
Bất động sản (BĐS) là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 khi có đến 800/1.000 sàn giao dịch ngừng hoạt động. Trước khó khăn đó, Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) đã kiến nghị Chính phủ tháo gỡ "thể chế pháp luật - hành chính", trước tiên là ban hành một Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2013.
Thu nhập bị ảnh hưởng, nhà đầu tư 'lướt sóng' không có khả năng chi trả sẽ tác động trực tiếp lên giá thứ cấp. Khi giá bán giảm và tính thanh khoản thấp lại là cơ hội tốt cho nhà đầu tư dư giả tiền mặt.
Các đơn vị nghiên cứu thị trường đều dự báo kịch bản quý II/2020 ít nhiều vẫn còn khó khăn bởi dịch Covid-19. Song, thị trường vẫn có những tín hiệu tích cực nếu dịch bệnh được kiểm soát sớm, đó sẽ là giai đoạn “bùng nổ” của thị trường bất động sản cả nhà ở và công nghiệp.
Trước sự khó khăn của thị trường như giao dịch giảm, nhiều doanh nghiệp bất động sản đóng cửa, các dự án ngừng trệ do vốn và pháp lý…, một số doanh nghiệp kích hoạt các giải pháp trong thời điểm “ngủ Đông” để gồng mình chống đỡ đại dịch Covid-19.
Trước tác động của đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp chọn cách “ngủ đông”. Nhưng cuối tuần qua, một tin vui là Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ bổ sung thêm hoạt động kinh doanh bất động sản (BĐS) vào nhóm các ngành nghề được hỗ trợ từ gói tín dụng 250.000 tỷ đồng. Đây là cơ hội để thị trường BĐS giảm bớt các khó khăn trước mắt.
Việc siết tín dụng sẽ giúp thanh lọc những chủ đầu tư năng lực tài chính yếu kém. Tuy nhiên, Hiệp hội Bất động sản (VNREA) kiến nghị nới tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn và nới lộ trình giảm tỷ lệ tối đa để doanh nghiệp làm quen với quá trình siết chặt kiểm soát tín dụng.
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có Công văn số 14/2020/VNREA gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm kiến nghị hoàn thiện chính sách pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản (BĐS).
DNVN - Hiện số lượng doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành nông nghiệp đang gia tăng nhanh chóng và các DN lớn trong nước đang tăng đầu tư trong nông nghiệp. Tuy nhiên, những DN này gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai.
Thị trường bất động sản hiện nay không chỉ vướng phải “rừng” thủ tục hành chính, mà còn gặp khó khăn về vốn vay, khiến các dự án đều dậm chân tại chỗ. Nếu chưa kịp sửa đổi các Luật này, các dự án bất động sản không được khơi thông.
End of content
Không có tin nào tiếp theo