Tìm kiếm: lãi-suất--ngân-hàng

DNVN - Tại Hà Nội, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 3.500 khách hàng với dư nợ gần 24 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 18.000 khách hàng với dư nợ trên 212 nghìn tỷ đồng; cho vay mới với lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 280 nghìn tỷ đồng cho hơn 17.000 khách hàng.
Hàng loạt giải pháp cấp bách đã được các doanh nghiệp kiến nghị nhằm gỡ khó do tác động dịch Covid-19 như: kéo dài thời gian gia hạn thuế, miễn tiền thuê đất năm 2020 với các cơ sở lưu trú. Các doanh nghiệp cũng cho rằng thời điểm này, nhiều lĩnh vực đang tạm dừng hoạt động, nên tận dụng đẩy nhanh xây dựng công trình hạ tầng, dự án trọng điểm.
Sau đại dịch Covid-19, sẽ có một số xu hướng mới xuất hiện trên thị trường bất động sản trong tương lai, trong đó có xu hướng làm việc theo công nghệ số. Đặc biệt, sẽ có làn sóng chuyển dịch nhà máy sản xuất sang Việt Nam. Bất động sản công nghiệp, văn phòng của Việt Nam sẽ phát triển kéo theo nhu cầu nhà ở và du lịch sớm hồi phục.
Thủ tục nhiêu khê, hồ sơ đưa qua đưa lại nhiều sở ngành mà chưa rõ kết quả giải quyết cuối cùng, doanh nghiệp muốn đóng tiền sử dụng đất cũng không được, khiến nhiều dự án nhà ở chôn vốn hàng nghìn tỷ đồng, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản còn khách hàng phải mua sản phẩm với giá đắt đỏ.
Sự bùng nổ mạnh mẽ của trái phiếu bất động sản (BĐS) đã khiến nhiều chuyên gia nghi ngại về điều này. Theo đánh giá, khó có thể nói trước điều gì xảy ra nhưng rủi ro của nó cũng vô cùng lớn, bởi Việt Nam chưa có đánh giá xếp hạng tín nhiệm nên thị trường không có cơ sở hay căn cứ để đặt niềm tin vào trái phiếu này hay trái phiếu khác.

End of content

Không có tin nào tiếp theo