Tìm kiếm: lẩn-tránh-thuế

Các vụ kiện phòng vệ thương mại đang ngày càng gia tăng trong ngành gỗ. Nếu không có giải pháp ngăn chặn hành vi "đội lốt" cũng như thận trọng trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các vùng địa lý không tích cực, ngành gỗ sẽ đứng trước nguy cơ chấm dứt thời kỳ phát triển liên tục trong thời gian vừa qua.
Tình trạng nhập lậu xe đạp điện rồi phù phép sản xuất tại Việt Nam để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu là một điển hình của chiêu trò gian lận xuất xứ. Liệu việc xây dựng Nghị định quy định cách xác định sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam hoặc sản xuất tại Việt Nam có bịt được kẽ hở này.
Vụ việc phát hiện một doanh nghiệp nhập tơ tằm Trung Quốc dán mác hàng Việt để xuất sang Ấn Độ tiếp tục cho thấy “bóng ma” gian lận xuất xứ vẫn lảng vảng phía trước. Nguy cơ “mất” toàn bộ thị trường xuất khẩu, thậm chí là dừng việc cho hưởng ưu đãi thuế quan, ảnh hưởng đến sản xuất nội địa vẫn luôn chực chờ.
DNVN - Theo nghiên cứu của CIEM về triển vọng kinh tế 2020, có 2 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2020. Theo đó, tăng trưởng có thể đạt mức 2,1% theo Kịch bản 1 và 2,6% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo giảm 3,1% trong Kịch bản 1 và giảm 1,9% trong Kịch bản 2 (so với năm 2019).
Chiều 2/7/2020, tại Trụ sở Tổng cục QLTT, Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đặng Hoàng An - Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (389) Bộ Công Thương đã chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương.
Tháng 3 vừa qua, Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng của Mỹ đã gửi yêu cầu đề nghị Bộ Thương mại Mỹ điều tra áp dụng chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp đối với sản phẩm gỗ dán cứng xuất xứ từ Việt Nam. Nếu đúng như vậy, có thể doanh nghiệp Việt sẽ mất toàn bộ thị trường này.

End of content

Không có tin nào tiếp theo