Tìm kiếm: mô-hình-nông-nghiệp
DNVN - TP.HCM là địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố chủ trương hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao với quy mô sản xuất lớn, hiện đại. Tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị.
Phát triển nông nghiệp công nghệ là hướng đi đúng đắn nhưng hệ sinh thái về đất, vốn, công nghệ chưa đầy đủ đã khiến các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này gặp khó khăn, có doanh nghiệp thua lỗ hàng tỷ đồng mỗi tháng. Đây là bất cập cần phải giải quyết ngay để ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển đúng tiềm năng và bền vững.
DNVN - CEO của Sokfarm Phạm Đình Ngãi, người vừa được xướng tên giành giải nhất trong cuộc thi “Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn 2020” đã có buổi trò chuyện với Doanh nghiệp Việt Nam. Những trăn trở về khai thác mật hoa dừa và chặng đường khởi nghiệp mang mật hoa dừa Sokfarm ra khỏi biên giới Việt Nam.
Phát triển chuỗi giá trị phải lấy doanh nghiệp và HTX đóng vai trò nòng cốt, phải đặt đúng vị thế của họ trong toàn chuỗi giá trị.
DNVN - Câu chuyện phát triển ngành du lịch phong phú, đa dạng đang là mục tiêu chung của nhiều địa phương. Người nông dân tận dụng tối đa cánh đồng lúa, hoa quả... của mình để đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên hiện nay du lịch nông nghiệp phát triển kiểu tự phát, còn thiếu quy hoạch bài bản và định hướng dài hơi.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo miền Tây xứ Nghệ, anh Võ Văn Hậu (SN 1993) quyết tâm bám trụ nơi đây để khởi nghiệp trồng dưa lưới làm giàu.
Trồng cam sành xen quýt đường, trồng khoai môn, sản xuất đa canh kết hợp… là những mô hình nông nghiệp đang mang lại hiệu quả kinh tế cao của người dân Bình Thành (Thoại Sơn).
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang đào ao nuôi trồng thủy sản, đến nay, mô hình này của anh Nguyễn Văn Toàn, sinh năm 1986, thôn Lộc Xá, xã Quảng Long (Quảng Xương) đã đem lại nguồn thu nhập ổn định mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng. Anh trở thành tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế của địa phương.
Về xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy hỏi anh Hưng “dưa” (anh Nguyễn Sĩ Hưng) ai cũng biết, bởi anh là một trong những người đi đầu phát triển trồng dưa trong nhà kính từ năm 2017. Với 2000 m2 nhà kính anh Hưng trồng các loại dưa như dưa chuột Israel, dưa vân lưới Nhật Bản, dưa lê siêu ngọt… đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ sản xuất rau, quả theo phương pháp hữu cơ, các thành viên HTX dịch vụ nông nghiệp Kiên Thọ thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Sản xuất hữu cơ vừa bảo vệ sức khỏe người dùng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Vốn là một kỹ sư xây dựng cầu đường, nhưng Nguyễn Văn Nam quê xã Nga Thủy (Nga Sơn) lại đam mê nông nghiệp. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vào năm 2013, Nam xin được việc làm tại một công ty xây dựng lớn tại TP Thanh Hóa. Hơn nửa thập kỷ “làm thuê”, Nam luôn nung nấu trở về khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương.
Đoàn Thu Trà (Cao Bằng) khởi nghiệp bằng mô hình trồng cây dâu tây và hoa hồng, với doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 20 lao động. Nữ Thạc sỹ nông nghiệp là một trong 34 nhà nông trẻ xuất sắc nhất được trao tặng giải thưởng Lương Định Của năm 2019.
Một người là phó chủ tịch xã, người kia là phó giám đốc HTX (đều ở Bắc Kạn), nhưng cùng chung mục tiêu nỗ lực phát triển kinh tế, góp phần đổi thay cuộc sống bà con dân tộc thiểu số. Cả hai đều là đại biểu tham gia Ðại hội thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VI.
Tổ hợp tác thanh niên khởi nghiệp Khánh Sơn tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, không chỉ tiên phong tìm đầu ra cho nông sản của doanh nghiệp mà còn hỗ trợ bao tiêu sản phẩm do chính thanh niên địa phương sản xuất.
Học hết lớp 9, từ một người thu mua hàng nông sản đi khắp vùng Tây Bắc, chàng thanh niên 8x trở về quê biến vùng đồng chiêm trũng thành cơ ngơi bạc tỷ với mô hình trồng trọt, chăn nuôi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo