Tìm kiếm: môi trường kinh doanh

Năm 2012 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với những hậu quả của khủng hoảng tài chính, nợ công châu Âu và những bất ổn vĩ mô trong nội tại nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn: tín dụng bị thắt chặt, hàng tồn kho tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút. Nợ xấu của ngân hàng trở thành mối quan ngại lớn của nền kinh tế, thị trường bất động sản
Ngày mai (25/5), Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh sẽ trình bày trước Quốc hội Tờ trình Dự án Luật sửa đổi Điều 170, Luật Doanh nghiệp. Theo lịch trình, Dự án Luật chỉ gồm 2 điều này sẽ được các đại biểu Quốc hội xem xét, biểu quyết ngay tại nghị trường vào ngày 20/6 tới.
Các bộ, ngành đã thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ 6 ngành được lựa chọn để nhận sự hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản. Công việc tiếp theo là xác định các phân ngành cụ thể để tập trung đầu tư phát triển.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết tháng 4/2013, tăng trưởng tín dụng chỉ 1,4% so với cuối 2012. Đây là mức thấp so với cùng kỳ trong khi chỉ tiêu cả năm 2013 là 12%. Trong 9 tháng còn lại, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành còn cả “núi” công việc để thông dòng tín dụng.
Từ năm 2012 đến nay, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, Quốc hội, Chính phủ đã thực hiện nhiều gói hỗ trợ. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn gặp những khó khăn lớn, số doanh nghiệp giải thể, phá sản vẫn không giảm. Vì sao?
“Ổn định vĩ mô của Việt Nam hiện nay là chưa bền vững, có dấu hiệu ổn định, nhưng nền tảng của nó bắt nguồn từ tổng cầu bị thu hẹp, trong khi đó cấu trúc nền kinh tế chưa được cải cách một cách mạnh mẽ thông qua chương trình tái cơ cấu, có nhưng chưa thực chất, chưa đi vào cốt lõi nền kinh tế như cải cách sâu và rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp quy mô của họ, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào...”.
Khi lần đầu tiên chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được công bố, có chủ tịch tỉnh gọi điện phản ứng, là tại sao “đám doanh nghiệp” lại dám đánh giá địa phương?
Trái với vai trò được yêu cầu lâu nay rằng các doanh nghiệp nhà nước là công cụ điều tiết thị trường và thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, những kinh nghiệm từ ADB cho thấy, để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cần đặt các thực thể này trong cơ chế thị trường.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang có vấn đề, trường hợp cứ giữ mô hình tăng trưởng cũ thì Việt Nam sẽ bị đứng ngoài cuộc chơi của nền kinh tế thế giới. Vậy, liệu Việt Nam có mạnh dạn lựa chọn hướng mới cho sự phát triển của nền kinh tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo