Tìm kiếm: mua-giống
Nhờ mạnh dạn bỏ hết cây trồng trên mảnh vườn của mình để trồng bưởi da xanh, ông Nguyễn Ngọc Chinh (xã Quế Lưu, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam) đã vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, việc ông tham gia vào Tổ hợp tác (THT) chia sẻ những kinh nghiệm với các thành viên đã giúp cuộc sống của nhiều người dân nơi đây thay đổi.
Ở xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ), ai cũng biết nhà vườn Hà Thắng - cơ sở kinh doanh của anh Dương Văn Thắng. Ông chủ của nhà vườn cũng là Bí thư chi Đoàn thôn Đồi Chùa. Không những năng nổ, nhiệt huyết trong các hoạt động, phong trào Đoàn, anh Thắng còn sở hữu mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Bấy lâu nay thấy con gái tuổi dậy thì cứ dửng dưng, lạnh nhạt với mẹ, chị Mai Thu (đường Quang Trung, Q.Hà Đông, Hà Nội) không hiểu có chuyện gì xảy ra. May mắn có dịp hai mẹ con ngồi "dốc bầu tâm sự", khi biết rõ nguyên nhân khiến con có thái độ như vậy, chị cảm thấy vô cùng sững sờ.
Ham học hỏi, chịu khó tìm tòi, sáng tạo, mạnh dạn trong chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, hội viên phụ nữ Quách Thị Hồng Nhung, Chi hội xóm Ban Rừng, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu từ mô hình nuôi thỏ trắng New Zealand tại chính mảnh đất quê hương.
Mô hình nuôi ốc nhồi của anh Nguyễn Văn Sáu và nuôi dúi của anh Liêu Đình Luyện, xã Đồng Thắng (Chợ Đồn), ban đầu khởi nghiệp chỉ từ vài chục triệu đồng đến nay hai anh đã có đầu ra ổn định, với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chăn nuôi gà an toàn sinh học giúp nhiều hộ dân ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) có đầu ra ổn định và thu nhập tăng cao.
Dưới đây là 3 loại rau trồng trong nhà vẫn phát triển tươi tốt, ăn quanh năm không sợ hóa chất. Cách trồng lại đơn giản vô cùng.
Trong những năm gần đây, làm nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, không ít người phải trắng tay, thậm chí phá sản sau một vụ bị dịch bệnh, thời tiết, thị hiếu người tiêu dùng thay đổi. Nhưng với anh Nguyễn Văn Năm, xóm Hồng Dương, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) không những trụ vững mà còn làm giàu cho gia đình.
Sau một thời gian tìm tòi, thấy chi phí đầu tư thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, thân thiện với môi trường, anh Nguyễn Văn Tuấn (xã Yên Hồ, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã quyết định xây dựng mô hình nuôi dế thương phẩm.
Từ năm 2018, nông dân xã Phố Cáo (Đồng Văn) đã mạnh dạn chuyển sang canh tác thêm các loại cây dược liệu, trong đó, cây Đương quy được đánh giá là dược liệu quý, mang lại giá trị cao về mọi mặt. Nhiều gia đình sau khi trồng thử nghiệm đã có thu nhập cao, từng bước cải thiện được cuộc sống.
Bằng niềm đam mê, sự quyết tâm cùng với những sáng tạo ứng dụng khoa học kỹ thuật trong quá trình thả nuôi nên anh Nguyễn Viết Quỳnh ở xóm 1, xã miền núi Tân Sơn, huyện Quỳnh Lưu đã phát triển thành công mô hình nuôi ba ba, lươn sinh sản và thương phẩm.
HTX chăn nuôi và phát triển giống thỏ New Zealand giúp lợi nhuận của mỗi thành viên đạt từ 200 - 300 triệu đồng/năm. Thỏ của HTX được xuất khẩu sang Nhật Bản để nghiên cứu và sản xuất dược phẩm.
Những cây hành lá negi phủ một màu xanh mướt với chiều cao từ 60 - 70cm tạo ấn tượng với bất kỳ ai khi đến tham quan mô hình trồng hành negi xuất khẩu của anh Hoàng Minh Tuấn, thôn Kênh Xuyên, xã Đông Xuyên (Tiền Hải). Không chỉ nâng cao thu nhập cho gia đình, mô hình của anh Tuấn còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Anh Trần Mạnh Giang, thôn Đức An, xã Đông An, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đã xây dựng mô hình vườn – ao – chuồng (VAC) và sau gần 10 năm thực hiện, mô hình này không chỉ đem lại thu nhập kinh tế cho gia đình mà còn tạo việc làm và giúp người dân học hỏi kinh nghiệm mở rộng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn.
Người dân xã Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh) thực sự “đổi đời” nhờ trồng cây dó trầm. Từ cây dó trầm, họ đã năng động, sáng tạo chế tác ra những sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo