Tìm kiếm: nâng-cao-thu-nhập

DNVN - Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) cần bảo đảm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người lao động, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong lĩnh vực này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quan điểm như vậy khi cho ý kiến vào dự thảo luật, chiều 20-4.
Tận dụng dòng nước ngọt kênh Đông từ hồ Dầu Tiếng đổ ra, việc phát triển mô hình nuôi cá nước nước ngọt thương phẩm, cá giống của HTX nuôi trồng thủy sản Tương Lai đã góp phần giúp người dân xã Phước Hiệp (huyện Củ Chi, Tp.HCM) thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Với mong muốn làm giàu trên vùng đất quê hương, sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, anh Nguyễn Cao Cường ở khu Giáp Xuân, xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê đã mạnh dạn vay vốn xây dựng trang trại phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình nuôi gia cầm gà, ngan tại địa phương.
Nhằm khai thác thế mạnh nuôi trồng thủy sản ven bờ để nâng cao thu nhập, chị Nguyễn Thị Tuyết Ngân đã xây dựng thành công mô hình nuôi hàu sữa để vươn lên làm giàu. Hiện thu nhập bình quân của gia đình chị đạt 500 triệu/năm, chị còn tạo việc làm cho 4 lao động với mức lương 3-4 triệu/người/tháng.
Những năm gần đây, Mường Chà được biết đến là vùng có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Điện Biên. Do hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, cây dứa đã được huyện xác định là cây ăn quả chủ lực để phát triển kinh tế ở vùng đất dốc, thay thế cho những cây trồng kém hiệu quả nhằm giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.
Nhờ biết phát huy lợi thế vốn có, hàng trăm hộ ở huyện Bảo Thắng (tỉnh Lào Cai) đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành HTX, mô hình kinh tế chăn nuôi, trồng cây ăn quả và dịch vụ đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Nhiều địa phương không có hộ nào thuộc diện nghèo, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm trên 50%.
Khi sức ép thị trường vẫn khiến nhiều vùng chăn nuôi trên cả nước gặp không ít khó khăn, thì tại Tổ hợp tác Đồng Cỏ Đỏ (xã Bình Minh, Tp.Tây Ninh), mô hình nuôi gà thả vườn vẫn đang cho thấy hiệu quả kinh tế cao, bền vững, đồng thời đóng góp tích cực vào quá trình bảo vệ môi trường tại địa phương.
Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP” giai đoạn 2019 - 2025, tỉnh Thái Nguyên dự kiến tổng kinh phí thực hiện Đề án là hơn 700 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách tỉnh hơn 70 tỷ đồng, ngân sách huyện, xã hơn 60 tỷ đồng, vốn lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cho chương trình trên 240 tỷ đồng và vốn xã hội hóa hơn 360 tỷ đồng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo