Tìm kiếm: nghèo-bền-vững
'Trước đây, tôi từng làm ăn riêng, nhưng do nhận thấy sự hạn chế về vốn và các yếu tố khác nên đã tập hợp những người trẻ cùng chí hướng tại địa phương để thành lập HTX', chị Nguyễn Thị Minh Thùy - Giám đốc HTX Sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Nhì Tây (Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam) chia sẻ về con đường khởi nghiệp của mình.
Trước sự rớt giá của cà phê, nông sản, ông Y Căl Êban - Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Công bằng Ea Kmat Hòa Đông (huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk) đã nghiên cứu quy trình trồng cà phê hiện đại trên thế giới, áp dụng vào lối canh tác của đồng bào Êđê để nâng cao mức sống cho thành viên.
Trăn trở với thực trạng hệ số sử dụng đất đai ở quê hương lãng phí, kém hiệu quả, chàng trai trẻ người Phù Lá - Sẩn Xuân Trung (xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) sau nhiều năm tìm hiểu các giống cây trồng phù hợp thổ nhưỡng bản địa đã quyết tâm đưa giống sả đỏ về trồng thử nghiệm trên đất đồi nhà mình.
Phát huy tinh thần khởi nghiệp của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hòa Bình, nhiều phụ nữ trẻ ở các địa phương đã tận dụng các nguồn lực xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế của người phụ nữ trong xã hội.
Với mong muốn kết nối các doanh nghiệp trong vùng Bắc Trung Bộ, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc đề xuất thành lập hội đồng liên kết vùng. Hội đồng này sẽ định hướng chiến lược của hệ thống sinh thái vùng, hỗ trợ cho vùng phát triển mạnh mẽ.
Nhờ mạnh dạn đưa cây dưa hấu xuống ruộng lúa, anh Trần Công Danh ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ thu nhập mỗi năm cả tỷ đồng. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh còn là 'bà đỡ' giúp nhiều nông dân khác thoát nghèo.
Với diện tích đất ruộng 5,3 ha, anh Võ Văn Tước (SN 1968), nông dân ở ấp Tân Dương, xã Tân Thành, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã mạnh dạn trồng cây hoa màu, với chủ công là khoai lang tím Nhật. Nhờ đó, mỗi năm gia đình anh thu về tiền tỷ, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động. Anh vinh dự là nông dân tiêu biểu toàn quốc.
Với đầu ra ổn định, mô hình nuôi thỏ để chiết xuất vacxin đang là hướng đi mới giúp đồng bào các dân tộc vùng cao Lai Châu thoát nghèo bền vững.
Sông Lô và sông Gâm chảy qua tỉnh Tuyên Quang có tổng chiều dài 255 km. Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi này, những năm qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống hai bên bờ sông phát triển nuôi cá lồng đặc sản cho thu nhập cao và gìn giữ được nhiều giống cá quý.
Với nhiều cách làm hay, Hội Nông dân (ND) xã Ngọc Mỹ, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, như “bà đỡ” mát tay trong việc hỗ trợ hội viên, nông dân vượt nghèo bền, vươn lên làm giàu, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tính đến cuối tháng 8/2019, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 199.823 tỷ đồng, tăng 57.295 tỷ đồng (tăng 40,2%) so với 31/12/2015. Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội, góp phần trực tiếp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Thủ tướng cho rằng chúng ta đã có quá nhiều các văn bản chiến lược phát triển cho các mục tiêu khác nhau trong cùng một thời kỳ. Vì thế, việc thực hiện còn kém hiệu quả, không thể tập trung nguồn lực để thực hiện thật tốt. Các bộ, ngành, các địa phương phải nghiên cứu để chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững là trọng tâm.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (gọi tắt là chương trình OCOP), đang tạo ra nhiều sản phẩm nông sản chủ lực tiến tới xây dựng thương hiệu.
Gần 20 năm qua, xóa đói giảm nghèo - một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện toàn diện, đồng bộ với nhiều cách làm hiệu quả đã đem lại cuộc sống tốt hơn và cả niềm tin đến với người nghèo trên toàn quốc.
Loan lập khống hàng trăm hồ sơ vay vốn, rút ruột 7 tỷ đồng của quỹ xóa đói giảm nghèo mang trả nợ cá nhân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo