Tìm kiếm: ngân-hàng-yếu-kém

“Bên cạnh việc tiếp tục kiên trì đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, Việt Nam vẫn kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát”, thông điệp được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa ra tại Diễn đàn Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam (VDPF) 2013 diễn ra ngày 5/12.
Khó khăn kéo dài, sức ép tái cơ cấu mạnh mẽ đã khiến các ngân hàng không thể cố giấu để giữ được mãi hình ảnh đẹp đẽ. Quý III/2013 dường như là thời điểm các ông chủ ngân hàng buông tay, thảy ra bộ mặt thê thảm với lãi ít, nợ xấu tăng, cắt lương, giảm nhân sự. Nhiều NH chẳng còn buồn đưa ra một lời giải thích.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia kinh tế và tài chính ngân hàng, để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó xử lý nợ xấu, điều chỉnh dòng vốn đầu tư, cải tiến mô hình kinh doanh và đổi mới phương thức quản trị là những vấn đề cốt lõi.
Nhà đầu tư cá nhân cần cân nhắc kỹ trước khi đầu tư vào cổ phiếu của các ngân hàng nhỏ, nhất là ngân hàng nằm trong diện buộc phải tái cơ cấu. Nhiều chuyên gia cho rằng, giá cổ phiếu ngành ngân hàng cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào hiệu quả của việc xử lý nợ xấu.
Thủ tướng Chính phủ vừa khẳng định, trong tương lai gần, Việt Nam có thể tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng nội địa lên tới 49%. Tập đoàn tài chính United Oversea Bank (UOB) có thể sẽ là nhà đầu tư ngoại đầu tiên sở hữu tỷ lệ cổ phần lớn trong một nhà băng Việt.
Từ ngày 20/9 tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ quyết định việc chỉ định tổ chức tín dụng tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc NHNN sẽ trực tiếp tham gia góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt.
Dù kết quả kinh doanh sa sút mạnh song chất lượng tín dụng ở Navibank lại cải thiện rõ rệt với tín dụng tăng 8,5% và tỷ lệ nợ xấu giảm còn 6,1%. Số lượng nhân viên tăng nhẹ, thu nhập bình quân giảm từ 13,35 triệu đồng còn 8,72 triệu đồng.

End of content

Không có tin nào tiếp theo