Tìm kiếm: nhân-lực-logistics
DNVN - Đại dich COVID-19 cho thấy rõ vai trò to lớn của nhân lực ngành logistics trong nền kinh tế. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chính là yếu tố then chốt để giúp tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam trên bản đồ ngành logistics thế giới.
Mặc dù đã có hàng loạt các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Thế nhưng, tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn xảy ra.
DNVN - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ngày 1/9/2021 vừa kiến nghị hai điểm nghẽn mấu chốt cần được giải quyết đó là: Việc đứt gãy chuỗi cung ứng khiến sản xuất bị ảnh hưởng và an sinh xã hội chưa đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh kế của người dân, người lao động.
Theo số liệu thống kê, 7 tháng qua, xuất nhập khẩu tăng trưởng 29%. Tuy nhiên, chi phí logisctisc tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất nhập khẩu cũng như giá trị thu về của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế.
DNVN - TP.HCM đang đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật cho dịch vụ logistics trên quan điểm đẩy mạnh liên kết vùng, giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu.
DNVN - Với con số lợi nhuận cao lên đến hàng tỷ USD mỗi năm, logistics đang là dịch vụ kinh doanh hấp dẫn của nhiều công ty trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nhân lực ngành logistics hiện vẫn đang thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu.
Là thành viên CPTPP, ngành logistics Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và lấn sâu hơn. CPTPP theo lộ trình hướng tới xóa bỏ nhiều loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước tham gia CPTPP, sự phát triển sôi động của hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam được coi là cơ hội lớn cho ngành logistics.
Mỗi năm Việt Nam có nhu cầu 20.000 nhân lực logistics được đào tạo bài bản, có chất lượng, nhưng thực tế khả năng đào tạo ra nguồn cung thấp hơn nguồn cầu.
(DNVN) - Nhằm phát triển ngành logistics Việt Nam, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Hiệp hội DN dịch vụ Logstics Việt Nam (VLA) và 6 trường cao đẳng tại TP.HCM, Đồng Nai đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Chương trình Australia cùng Việt Nam phát triển nguồn nhân lực.
Theo GS.TS Đặng Đình Đào - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế quốc dân), hiện còn rất nhiều bất cập trong việc quy hoạch, phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam. Và để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thì việc cần phải làm là nâng cao nhận thức về vai trò của logistics, học hỏi nhiều hơn về tính hợp tác, liên kết giữa các DN trong hoạt động này.
Gần 1.000 doanh nghiệp nhưng logistics nội chỉ chiếm chưa đầy 20 - 25% thị phần, trong khi với số lượng chưa bằng 1/10, các đại gia logistics ngoại hiện diện tại Việt Nam đã “nuốt chửng” 80% thị phần còn lại.
End of content
Không có tin nào tiếp theo