Tìm kiếm: nông-sản-việt
DNVN - Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), việc gạo ST24, ST25 của Việt Nam bị đăng ký nhãn hiệu tại Úc và Mỹ cho thấy vấn đề đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông sản tại các thị trường xuất khẩu đã trở thành vấn đề cấp bách, nhất là trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng.
DNVN - Năm 2020 vừa qua, có thể nói nông nghiệp như một bệ đỡ kinh tế của nước ta khi có mức tăng trưởng GDP 2.65% đóng góp hơn 41 tỉ USD kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng nông sản cần giải cứu thường xuyên diễn ra mỗi khi được mùa chính là một trong những bài toán cần giải quyết...
Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Australia đang triển khai chương trình tiếp thị gừng đông lạnh của Việt Nam thông qua các kênh truyền thông mạng xã hội, website, phát tờ rơi tại cửa hàng, nhà hàng và quảng cáo tại các sự kiện thể thao, vui chơi giải trí có đông người tham dự.
Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đang đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần tận dụng các cam kết về thuế quan, bảo hộ chỉ dẫn địa lý… nhằm làm mạnh thương hiệu sản phẩm Việt trên các thị trường xuất khẩu.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang mở ra triển vọng cho hàng hóa Việt Nam chen chân vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới.
Việc vải thiều Lục Ngạn, Bắc Giang là sản phẩm đầu tiên chính thức được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản đã mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác. Từ đây cũng cho thấy vai trò của sở hữu trí tuệ, vốn được coi là công cụ hỗ trợ cho các sản phẩm Việt Nam có thêm lợi thế cạnh tranh, xuất khẩu.
Chi phí giá thành bị đội lên từ việc tăng giá các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu, cước vận chuyển... đang là bài toán “đau đầu” với ngành hàng nông thuỷ sản khi vẫn chưa tìm được lời giải, vì còn “nặng đầu vào”.
Giá phân bón DAP tăng cao, trong khi doanh nghiệp nhập khẩu cho rằng một phần nguyên nhân là do việc áp thuế tự vệ không còn phù hợp, có chăng chỉ bảo vệ lợi ích cho một số doanh nghiệp trong nước như DAP Lào Cai và DAP Đình Vũ, thay vì đại đa số người nông dân.
DNVN – Theo tin từ chinhphu.vn, khó khăn nhất hiện nay của Hải Dương không phải là các thương nhân không về mua, mà do xe hàng không vận chuyển được qua các chốt của một vài địa phương, đặc biệt là Hải Phòng.
DNVN - Là người đầu tiên đưa bột cần tây uống liền made in Việt Nam đến với người tiêu dùng và gây sốt trong thời gian gần đây. Trong quá trình khởi nghiệp với Dalahouse, với lòng tin về một tương lai nông nghiệp sạch, niềm tự hào với những sản phẩm made in Việt Nam được biết đến mọi nơi trên thế giới trở thành “kim chỉ nam” cho cô chủ nhỏ này.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ngành nông nghiệp sẽ thúc đẩy cả 3 không gian kinh tế như chỉ đạo mới đây của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Cần chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam thành nông nghiệp sinh thái, tạo ra những thương hiệu uy tín, giúp đưa nông sản Việt Nam vươn mạnh ra thị trường quốc tế.
Thị trường Trung Quốc đã đưa thêm nhiều quy định mới đối với hàng nông sản Việt Nam. Điều này đòi hỏi người sản xuất và các doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy sản xuất theo tiêu chuẩn, bỏ suy nghĩ đây là thị trường dễ tính.
Ngành cà phê Việt Nam sẽ phát triển theo chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu….
Việc nhập khẩu gạo tấm giá rẻ của Ấn Độ để phục vụ cho chế biến và làm thức ăn chăn nuôi đang có những đánh giá trái chiều. Đặc biệt là khi tình trạng lệch pha dẫn đến phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu cho chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn còn đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo