Tìm kiếm: phát-triển-HTX
DNVN - TP.HCM là địa phương đi đầu trong cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thành phố chủ trương hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao với quy mô sản xuất lớn, hiện đại. Tập trung vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị.
Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, doanh nghiệp (DN), HTX sẽ là "hạt nhân" quan trọng của chuỗi giá trị sản xuất. Do vậy, việc thúc đẩy nhiều DN đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các HTX hoạt động hiệu quả sẽ là "chìa khóa" cho phát triển giai đoạn tới.
Hiện nay, bài toán đầu ra cho các sản phẩm nông sản vẫn đang là vấn đề mà rất nhiều HTX quan tâm, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tác động nghiêm trọng tới thị trường tiêu thụ và sức mua toàn cầu. Vì vậy, con đường sản xuất gắn với chuỗi giá trị là hướng đi bắt buộc mà các HTX nông nghiệp buộc phải lựa chọn.
Liên minh HTX Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 130.000 THT, 15.000 HTX và liên hiệp HTX trong lĩnh vực phi nông nghiệp, thu hút 5 triệu thành viên và tạo việc làm cho 3 triệu lao động thường xuyên. Nhưng thực tế con đường phía trước của các HTX phi nông nghiệp vẫn còn nhiều gian nan, đòi hỏi sự hỗ trợ từ phía các Bộ, ngành, địa phương.
Việc xuất khẩu gạo mang thương hiệu Việt sang thị trường EU như cách làm mới đây của CTCP Trung An nên được khuyến khích và nhân rộng. Và để làm được điều đó thì rất cần liên kết chuỗi chặt chẽ hơn nữa giữa các doanh nghiệp với nông dân, hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới.
Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh, các làng nghề tại tỉnh Nghệ An đã dần chuyển sang mô hình kinh tế hợp tác. Điển hình như HTX Hương trầm Hà Loan (thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) mỗi năm thu về 500 triệu đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 - 25 lao động, với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/tháng.
DNVN - Trong năm 2020, TP.HCM tiếp tục khuyến khích các Hợp tác xã (HTX) ứng dụng công nghệ tin học (4.0), công nghệ thông tin truyền thông (ICT), công nghệ sinh học, công nghệ tự động và bán tự động hóa trong sản xuất nhằm tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.
Liên minh HTX Việt Nam vừa có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các khó khăn trong hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã do tác động của dịch bệnh Covid-19 và đưa ra các kiến nghị, đề xuất về chính sách nhằm hỗ trợ kịp thời.
Thời gian qua, kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn cả nước có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt từ khi có Luật HTX năm 2012 và công tác kết nối cung cầu đã xuất hiện nhiều HTX điển hình tiên tiến, hoạt động có hiệu quả.
Các doanh nghiệp chăn nuôi cần xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành HTX và tăng liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng theo chuỗi, đầu tư vào hệ thống phân phối để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Muốn nâng cao giá trị, tạo sức canh tranh các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các HTX, làng nghề tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, các HTX, làng nghề nói chung, Hà Nam nói riêng phải nâng cao chất lượng, mở rộng liên kết để kết nối, tiêu thụ sản phẩm.
Đến tháng 9/2019, toàn tỉnh Yên Bái có 391 hợp tác xã (HTX) với 26.586 thành viên. Các HTX đã tạo công ăn việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số (DTTS), liên kết cùng hàng nghìn hộ nông dân trong sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo….
Tính đến nay, tỉnh Ninh Bình đã hình thành 43 HTX có các sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị. Trong các loại nhóm sản phẩm trên, đã có 13 sản phẩm có đăng ký công bố chất lượng, 11 sản phẩm đã có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Đến hết tháng 7/2019, toàn tỉnh Bắc Giang có 453 HTX nông nghiệp/tổng số 706 HTX. Trong đó có nhiều sản phẩm chất lượng của các HTX tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm. Nhận thức rõ vai trò của bảo hộ nhãn hiệu đối với sản phẩm, một số HTX đã quan tâm hơn đến vấn đề này.
Bắc Giang là một trong những tỉnh chú trọng đến vấn đề phát triển kinh tế tập thể nhằm giúp người dân định hướng và phát triển sản xuất bài bản, thực hiện liên kết với doanh nghiệp bao tiêu hàng hóa đáp ứng nhu cầu chế biến, xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo