Tìm kiếm: rào-cản-thương-mại
Sau 9 năm đàm phán và hơn 2 năm chuẩn bị, ngày 7/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào WTO. Để gia nhập WTO, chúng ta phải trả lời 3.316 câu hỏi về minh bạch hóa chính sách kinh tế thương mại và đi đến cam kết sẽ công khai các chính sách kinh tế thương mại 60 ngày trước khi áp dụng.
Nhiều hàng rào thuế quan và rào cản thương mại sẽ được gỡ bỏ khi Việt Nam chuẩn bị hoàn tất đàm phán các hiệp định thương mại như TPP, FTA Việt Nam – EU…, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn. Cùng nhận diện những thị trường xuất khẩu tiềm năng trong năm 2014.
“Các nhóm lợi ích của Hoa Kỳ vì quyền lợi của mình đã thường xuyên dựng lên các rào cản thương mại, các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp với mục đích ngăn cản hàng xuất khẩu của Việt Nam và bảo hộ thị trường nội địa của phía Mỹ”.
Các cuộc đàm phán thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) vào tháng trước đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các hãng sản xuất quần áo và giày dép nổi tiếng như Nike, Levi’s hay Zara.
Thỏa thuận thương mại toàn cầu quan trọng đầu tiên đã được thông qua ngày 7/12 sau 12 năm bế tắc với sự đồng thuận của 160 quốc gia về các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế giới với khả năng cung cấp thêm 1 nghìn tỷ USD.
Myanmar đang có một sức hút không thể phủ nhận đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi mà giới đầu tư tin rằng, nền kinh tế bấy lâu nay trì trệ này sẽ trở thành “con hổ” tiếp theo ở châu Á, tờ Wall Street Journal đưa ra đánh giá trong một bài viết về những bài học mà Myanmar có thể rút ra từ Việt Nam trong quá trình mở cửa nền kinh tế.
Sáng nay, 5/7, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước cùng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và TP. Cần Thơ phối hợp tổ chức Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo và thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013.
Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bằng gỗ của Việt Nam đạt 4,6 tỷ USD, tăng 17% so với năm 2011, trở thành nước đứng đầu trong khối các nước ASEAN và Top 10 nước đứng đầu về xuất khẩu các sản phẩm gỗ trên thế giới.
Tại buổi hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng ngày 1/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Na uy Trond Giske mong muốn hai bên cùng đẩy nhanh tốc độ đàm phán Hiệp định tự do (FTA) giữa Việt Nam và Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), dự kiến có thể kết thúc vào cuối năm 2014.
Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu (EU) khi hơn 90% dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này được miễn thuế, nếu Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và EU được ký kết.
“Số lượng người Việt làm ăn, sinh sống ở Nga khá đông đảo. Họ là những người ở Nga đã lâu, biết văn hóa, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng của người Nga khá rõ. Đây là lợi thế của chúng ta mà không phải nước nào cũng có được. Chúng tôi coi họ là cầu nối kinh tế - thương mại, đầu tư rất quan trọng giữa Việt Nam và Nga. Thị trường Nga vẫn rất rộng mở cho hàng Việt” – Tham tán thương mại – Thương vụ Việt Nam tại Nga Phạm Quang Niệm cho biết.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) mới đây đã thông báo một tin vui: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công nhận tất cả các DN Việt Nam xuất khẩu tôm đều không bán phá giá. Đây là lần đầu tiên khi xem xét thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, con tôm được kết luận trong sạch”.
Hiện Việt Nam và EU đang triển khai đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA). Để Hiệp định này sớm được ký kết, Bộ Công thương đề nghị Đan Mạch tiếp tục ủng hộ Việt Nam, thúc đẩy đàm phán FTA Việt Nam – EU, đề nghị EU sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), sự suy giảm của kinh tế toàn cầu và rào cản kỹ thuật từ một số quốc gia nhập khẩu đã khiến kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tôm năm 2012 của cả nước chỉ đạt khoảng 2,25 tỉ USD, giảm 6,3% so năm 2011.
Mặc dù năm 2012, diện tích và sản lượng cá tra của nước ta đều tăng, song năng suất lại giảm so với năm ngoái do dịch bệnh và sản xuất kém bền vững.
End of content
Không có tin nào tiếp theo