Tìm kiếm: tái-cấu-trúc-nền-kinh-tế

"Nhà nước muốn các tập đoàn kinh tế giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế trong khi chúng đang dẫn nền kinh tế xuống đáy mà vẫn để yên thì rất phi lý. Phải kiên quyết yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thoái vốn khỏi ngân hàng thương mại và các lĩnh vực đầu tư không đúng chức năng, chấm dứt việc lợi dụng mục tiêu công ích để chèn ép doanh nghiệp tư nhân" - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.
"Cơ quan Nhà nước tại các địa phương đã tung ra kế hoạch không chuẩn xác, không có cơ sở, không theo lộ trình. Từ đó đã dẫn đến việc hàng loạt doanh nghiệp chạy theo tranh giành dự án, còn ngân hàng thì tin tưởng cho vay. Tiền của doanh nghiệp bỏ ra xây dựng là thật, nhưng chi ra một núi lại không thu hồi được nên chính Nhà nước đã làm cho doanh nghiệp phá sản..." - TS. Cao Sỹ Kiêm nhận xét.
Theo một số chuyên gia, lạm phát được giữ ổn định ở mức thấp trong 6 tháng đầu năm là điều kiện tốt để thực hiện một gói tài chính cỡ 100.000 tỷ đồng giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng ảm đạm. Tuy nhiên, đầu tư gói “kích cầu” vào đâu là vấn đề phải hết sức cân nhắc và cẩn trọng.
Những đánh giá bổ sung sát với thực tế, việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012 và thực hiện kế hoạch những tháng đầu năm 2013 cùng với những biện pháp tích cực tập trung tháo gỡ khó khăn về kinh tế - xã hội hiện nay, đã được các đại biểu Quốc hội cùng cử tri cả nước tập trung theo dõi.
Trên đường gập ghềnh tới tương lai là Tên tiêu đề Báo cáo thường niên kinh tế Việt nam năm 2013 do Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) của Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội công bố sáng 27/5.
Ngày 8-5-2013, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước Việt Nam - Hungary, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung và bà Margit Labancz, Giám đốc Ngân hàng Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hungary, đã ký kết Hiệp định vay vốn ODA của Chính phủ Hungary cho dự án Xây dựng hệ thống quản lý dân cư .
Tính đến hết quý I-2013, tổng thu NSNN của Cục Thuế Hà Nội ước đạt 18,6% dự toán pháp lệnh và bằng 73% so với cùng kỳ năm 2012; trong đó, thu từ dầu thô đạt 33,5% dự toán và bằng 114,8% so với cùng kỳ, thu nội địa không kể dầu thô đạt 18,1% dự toán và bằng 71,5% so với cùng kỳ...
“Ổn định vĩ mô của Việt Nam hiện nay là chưa bền vững, có dấu hiệu ổn định, nhưng nền tảng của nó bắt nguồn từ tổng cầu bị thu hẹp, trong khi đó cấu trúc nền kinh tế chưa được cải cách một cách mạnh mẽ thông qua chương trình tái cơ cấu, có nhưng chưa thực chất, chưa đi vào cốt lõi nền kinh tế như cải cách sâu và rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thu hẹp quy mô của họ, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, chúng ta chưa có chính sách cụ thể nào...”.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, tính hình kinh tế - xã hội trong Quý I/2013 về thu - chi ngân sách, quản lý thị trường, giá cả nhìn chung khá khả quan, tuy nhiên, một số lĩnh vực khác như sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và đặc biệt là công nghiệp và xây dựng, kinh doanh bất động sản còn rất nhiều khó khăn...
Tính đến hết năm 2012, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có hơn 14.100 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 206,8 tỷ USD, vốn thực hiện 97,63 tỷ USD. Đây là nguồn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần khơi dậy nguồn lực đầu tư trong nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Một nguyên tắc tối quan trọng trong xử lý nợ xấu là vấn đề thời gian thì dường như việc hành động đang khá chậm trễ. Xử lý nợ xấu và tái cấu trúc doanh nghiệp đang là vấn đề nóng của kinh tế Việt Nam. Quyết tâm chính trị đã có, nhưng hành động trên thực tế vẫn còn chậm và vướng. Cần những tư duy mới và nhiều chính sách cụ thể hơn để giải quyết tận gốc nợ xấu và tái cấu trúc toàn diện nền kinh tế.

End of content

Không có tin nào tiếp theo