Tìm kiếm: tổng-dư-nợ-tín-dụng
Huy động tăng cao trong khi lực giải ngân vẫn ở mức thấp khiến các ngân hàng đang mở rộng cửa cho vay tiêu dùng để giải tỏa đầu ra cho tín dụng.
Đánh giá của các ngân hàng tại cuộc điều tra xu hướng kinh doanh do Vụ Dự báo Thống kê tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiến hành mới đây, môi trường kinh doanh trong các tháng cuối năm còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, mức độ rủi ro của khách hàng chưa được cải thiện, do đó nợ xấu vẫn là thách thức lớn.
Do nền kinh tế đầu năm ở giai đoạn dò đáy và ngổn ngang nhiều khó khăn nên trên 50% tổ chức tín dụng dự kiến tỷ lệ nợ xấu của họ tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.
Hầu hết các TCTD cho rằng lãi suất huy động và cho vay sẽ giảm trong vòng 3-6 tháng, đồng thời, xu hướng giảm lãi suất cho vay sẽ diễn ra mạnh hơn giảm lãi suất huy động.
Dù kết quả kinh doanh sa sút mạnh song chất lượng tín dụng ở Navibank lại cải thiện rõ rệt với tín dụng tăng 8,5% và tỷ lệ nợ xấu giảm còn 6,1%. Số lượng nhân viên tăng nhẹ, thu nhập bình quân giảm từ 13,35 triệu đồng còn 8,72 triệu đồng.
Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép kéo dài thời gian vay vốn và giãn nợ vay xuất khẩu cà phê
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa có thông báo về việc phân công lại chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.
Tại Hội thảo Tín dụng ngân hàng phục vụ tăng trưởng kinh tế, những vấn đề đặt ra trong quý I/2013 và một số khuyến nghị diễn ra sáng 7/5, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, mục tiêu mà NHNN đặt ra trong năm 2013 là tăng trưởng tín dụng nông nghiệp đạt 15%.
Huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng cao, lãi suất cho vay liên tục giảm nhưng dư nợ tín dụng lại rất thấp”, đó là nhận định của ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
Sáng 17-4, tại hội thảo “Tăng trưởng trong sự lo lắng” do Ngân hàng Standard Chartered tổ chức, bà Betty Rui Wang, nhà kinh tế học của Standard Chartered, cho rằng nguyên nhân nợ xấu ở VN tăng là do VN đã thắt chặt tiền tệ mạnh trước đây.
Mặc dù ngành ngân hàng đã có những cố gắng tích cực trong việc đưa nguồn vốn tín dụng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc, nhưng thời gian gần đây, hoạt động này đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức lớn. Ðiều này đòi hỏi toàn hệ thống ngân hàng phải nỗ lực hơn nữa trong việc tìm ra những giải pháp hữu hiệu để tăng cường vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp nơi đây.
Để giảm tiếp lãi suất, điều kiện tiên quyết là phải kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Thế nhưng, bài toán lạm phát của Việt Nam hiện nay vấn đề không chỉ là ở tiền tệ mà còn là giá cả.
Số liệu thống kê từ khoảng 10 chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương cho thấy, Hà Nội, Tp.HCM và Đà Nẵng có tỷ trọng nợ xấu đứng đầu.
Ngày 5/4/2013, tại Tp.HCM và trước đó là 29/3 ở Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước và Thành ủy, UBND 2 địa phương nói trên - vốn chiếm tới 60% thị phần huy động vốn cả nước - họp bàn tìm cách mở rộng tín dụng. Thông điệp từ đây là ngân hàng kết hợp chặt với các sở, ngành đẩy mạnh chương trình cho vay; đồng thời, tổ chức tín dụng phải tập trung xử lý nợ xấu, tiết giảm chi phí.
Đáng sợ và đáng ngờ là thông điệp được đưa ra ở hầu hết các đề cập về nợ xấu trong không ít tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tại tại Nha Trang (Khánh Hòa) trong hai ngày 5 và 6/4.
End of content
Không có tin nào tiếp theo