Tìm kiếm: tổng-kim-ngạch-xuất-khẩu
DNVN - 5 tháng đầu năm 2019 đã ghi nhận 11 nhóm hàng xuất khẩu đạt trên tỷ USD, trong đó, điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu nhóm mặt hàng xuất khẩu mang về nhiều ngoại tệ nhất cho Việt Nam.
Xuất khẩu tôm những tháng đầu năm nay đang tiếp tục ảm đạm do ảnh hưởng của tình trạng dư cung trên toàn cầu và một số nguyên nhân khác.
Xuất khẩu gạo đang giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị, khiến nhiều doanh nghiệp ngành lúa gạo đang lao đao. Vì vậy muốn tồn tại, giữ và tăng được lợi nhuận, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cần phải cơ cấu lại các sản phẩm, tiếp tục đầu tư tìm kiếm, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực lợi ích của hiệp định đối với xuất khẩu tôm Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng được đánh giá là yếu tố hỗ trợ cần thiết, giúp hoàn thiện những điểm mà các Hiệp định song phương, đa phương trước đó chưa có.
Tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản và duy trì thường xuyên các sự kiện xúc tiến thương mại để tăng kim ngạch xuất khẩu; tiếp tục hỗ trợ các huyện biên giới đẩy mạnh hoạt động giao thương, phát triển kinh tế biên mậu... là những giải pháp mà tỉnh An Giang thực hiện trong các tháng tới góp phần đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2019.
Đầu năm 2019, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI có tín hiệu giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy doanh nghiệp trong nước đang dần cải thiện năng lực xuất khẩu, dù tốc độ cải thiện khá chậm.
Theo Bộ NN&PTNT, tháng 5/2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt 3,62 tỷ USD. Lũy kế 5 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt gần 16,1 tỷ USD, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt 9,46 tỷ USD, chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Những tháng đầu năm, kinh tế của tỉnh Bến Tre phát triển mạnh, nổi bật là kim ngạch xuất khẩu đạt gần 360 triệu USD, tăng hơn 45% so với 2018.
DNVN - Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại hàng hóa tháng Năm ước tính nhập siêu tới 1,3 tỷ USD, tính chung 5 tháng nhập siêu 548 triệu USD, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
DNVN - Ngày 24/05/2019, tại Tỉnh Xiêng-Khoảng, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức ra mắt Công ty Lao-Jagro Development Xiengkhouang Co., Ltd. (Lao-Jagro) và khởi công xây dựng Giai đoạn 1 của Tổ hợp “Resort” bò sữa Organic với quy mô 5.000ha tại Lào.
Lĩnh vực xuất khẩu nổi bật nhất từ đầu năm đến nay cũng như trong tháng 4 vẫn là lâm sản và đồ gỗ. Tuy nhiên, ngành hàng này cũng đang đứng trước nguy cơ bị Mỹ kiểm soát chặt nếu để Trung Quốc "đội lốt".
Tính chung 4 tháng đầu năm, xuất khẩu dầu thô sang Trung Quốc đã tăng gần 114% về lượng và tăng trên 102% về kim ngạch.
Theo Sở Công Thương tỉnh Bến Tre, 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tỉnh này đạt 359,57 triệu USD, tăng 45,13% so với cùng kỳ và đạt 31% kế hoạch năm.
Đông Âu là thị trường truyền thống, quan trọng của Việt Nam, tuy nhiên kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai bên vẫn còn khiêm tốn. Để thúc đẩy hoạt động thương mại hợp tác đầu tư, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các nước khu vực, tổ chức thường xuyên các hoạt động nhằm tăng cường sự kết nối giữa Việt Nam và khu vực Đông Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo