Tìm kiếm: thu-mua-lúa-gạo

Giá sàn đưa ra một đằng nhưng các DN XK (bao gồm cả các DN thành viên VFA) bán một nẻo. Các DN vi phạm bán dưới mức giá sàn đều không bị xử lý nghiêm nên có thể tự do mua bán, “tự do hạ giá”. Vấn đề đặt ra ở đây là giá sàn XK gạo được áp dụng để làm gì, nếu không phải chỉ để báo cáo và… làm cảnh?
GS.TS Võ Tòng Xuân nhận định: "Chuỗi giá trị của sản xuất lúa gạo Việt Nam rất tiếc đến thời điểm này bị tháo ra nhiều khoen, không ráp lại được. Khi giá lúa gạo tăng, người hưởng lợi nhiều nhất lại là những công ty bán thuốc bảo vệ thực vật, nhà sản xuất phân bón rồi tới doanh nghiệp xuất khẩu và thương lái".
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đề xuất với Chính phủ phương án giao lại các địa phương thực hiện việc thu mua tạm trữ lúa gạo từ vụ tới. Phương án này được cho là sẽ giúp giải quyết tốt hơn bài toán sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu gạo. Nhưng sẽ chỉ thực hiện được mục tiêu đã đề ra nếu chính quyền địa phương có sự hợp tác chặt chẽ từ VFA và doanh nghiệp.
Hầu hết các DN nông thủy sản hoạt động tại TP. Cần Thơ đang gặp khó khăn đề nghị các NHTM giữ ổn định hạn mức cho vay đối với các DN xuất khẩu, đặc biệt trong điều kiện các DN xuất khẩu đang gặp khó khăn về hàng rào kỹ thuật và thuế quan của các nước nhập khẩu, tránh trường hợp khi có thông tin bị áp thuế bán phá giá nông sản hoặc các rào cản kỹ thuật khác, các NHTM giảm hạn mức tín dụng sẽ khiến các DN này càng thêm khó khăn về vốn.
Trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, điều tối kỵ mà các nền kinh tế (dù lớn hay nhỏ) phải chú ý chính là: trễ nải trong việc thực hiện các ý tưởng; phức tạp hoá hình thức kinh doanh, và bảo thủ trong văn hoá làm ăn. Việt Nam dường như đang mắc phải cả ba điều cấm kỵ.

End of content

Không có tin nào tiếp theo