Tìm kiếm: tiêu-thụ-nông
DNVN – Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản xuất nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2021 cơ bản chủ động được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn vướng mắc cần tháo gỡ, nhất là trong khâu lưu thông, vận chuyển sản phẩm nông sản và vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp.
DNVN - Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, khó khăn thực sự trong xuất khẩu chỉ xuất hiện vào tháng 8, khi nhiều tỉnh, thành giãn cách xã hội chặt chẽ hơn khiến ách tắc phát sinh tại tất cả các khâu của chuỗi cung ứng nông thủy sản. Trong khi nhu cầu tiêu dùng đang phục hồi thì chúng ta lại đang tự gây phức tạp cho chính mình.
Khẳng định vai trò của địa phương là quyết định, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không ban hành thêm các quy trình, thủ tục, giấy phép, gây khó khăn, cản trở lưu thông nhưng phải bảo đảm không để dịch bệnh lây lan qua hệ thống lưu thông hàng hóa.
DNVN - Bộ NN-PTNN đã đưa ra một loạt kiến nghị để thúc đẩy tiêu thụ nông sản, trong đó kiến nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, hỗ trợ tháo gỡ những ách tắc để phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản.
DNVN – Mặc dù thời gian qua Tổ công tác 970 của Bộ NN-PTNT đã có những giải pháp hỗ trợ kết nối cung cầu nông sản hiệu quả nhằm tháo gỡ khó khăn, tuy nhiên hiện vẫn còn hàng triệu tấn nông sản tại nhiều tỉnh phía Nam vẫn ùn ứ, khó tiêu thụ.
Tuần qua (từ ngày 4-10/9), Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có hàng loạt các chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong bối cảnh dịch COVID-19.
DNVN – Nhận thấy được khó khăn của bà con nông dân trong việc tiêu thụ nông sản, Thành đoàn Cần Thơ đã tổ chức chương trình “Hành trình Kết nối yêu thương” nhằm thu mua nông sản cho bà con nông dân ở các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và trao tặng cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
DNVN - Việc đưa nông sản của các địa phương lên sàn thương mại điện tử là xu thế nhưng vẫn còn rất nhiều thách thức. Chính sách hỗ trợ lâu dài cho hình thức kinh doanh mới này sau đại dịch là rất cần thiết. Doanh nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Bùi Huy Hoàng – Phó giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Bộ Công Thương).
Phí logistics vận chuyển trong nước tăng cao nhưng lo lắng hơn cả là khâu vận chuyển hàng hóa bị đứt gãy - nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm dừng hoạt động. Có thể nói, cụm từ logistics đang là "cơn đau đầu" của đa phần doanh nghiệp dưới tác động của dịch COVID-19.
Khi đầu ra của lúa gạo và nông sản còn gặp khó khăn giữa dịch COVID-19 đợt 4, vai trò của các thương lái trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ lại được đặt ra. Đặc biệt là cần phát huy được mặt mạnh cũng như kiểm soát mặt tiêu cực của họ để giảm thiểu rủi ro cho nông dân.
DNVN – Tổ công tác 970 cho biết, sau 50 ngày hoạt động, tính đến ngày 8/9, Tổ công tác 970 đã kết nối được 1.420 đầu mối cung cấp nông sản. Cụ thể: rau củ quả (389 đầu mối), trái cây (370), thủy hải sản (514), lương thực (83), còn lại các các mặt hàng khác.
DNVN - Bộ TT&TT vừa ban hành Quyết định 1369 phê duyệt Kế hoạch truyền thông Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn.
DNVN - Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản đang vào vụ thu hoạch nhưng khó tiêu thụ do COVID-19, UBND tỉnh Đắk Lắk đề nghị các bộ, ngành, địa phương tạo điều điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, thương lái thu mua, phân phối nông sản và phương tiện vận chuyển.
DNVN - Điểm nghẽn lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là hạ tầng giao thông kết nối và hệ thống cảng biển quy mô lớn. Nếu hạ tầng phát triển thì logistics phát triển theo, còn hiện tại thì logistics lại chờ hạ tầng. Đó là vòng luẩn quẩn của vùng này trong 3 thập niên qua.
DNVN - Tình hình sản xuất của CTCP Thực phẩm Sao Ta (HOSE: FMC) trong tháng 8 đã sụt giảm 32% so với cùng kỳ, mức tiêu thụ tôm cũng giảm 56% còn 11,1 triệu USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo