Tìm kiếm: tài-sản-Nhà-nước

Sai phạm xảy ra ở các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay do khả năng giám sát của các cơ quan các cấp ở doanh nghiệp Nhà nước còn yếu kém. Cơ chế giám sát tài chính mà Bộ Tài chính đang đợi ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có thể giải quyết được khá nhiều tồn tại trong giám sát tài chính doanh nghiệp Nhà nước song vẫn chưa toàn diện.
Nền kinh tế trên đà suy giảm, trong khi tệ nạn tham nhũng, lãng phí với nhiều mặt nạ khác nhau như thách đố kỷ cương phép nước; các doanh nghiệp Nhà nước được nuông chiều như những công tử nhưng rồi để lại gánh nặng nợ nần, trong khi khối doanh nghiệp dân doanh phải vật lộn trong khó khăn…
Tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lên tới 10 lần, chứng tỏ khả năng trả nợ của các tập đoàn- tổng công ty rất thấp. Vay nợ nhiều, đầu tư tràn lan quá mức, lại thiếu hiệu quả ắt dẫn tới thua lỗ. Đó là nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển khi trả lời phỏng vấn
Trước tình hình các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty lớn làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ dẫn tới hệ quả đổ vỡ như Vinashin, Vinalines, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước. Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết khi quy chế được ban hành, sẽ có cơ chế giám sát đặc biệt với cá
Tổng quỹ đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị hiện đang quản lý và sử dụng khoảng 1.512,8 triệu m2 với tổng giá trị trên 597 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,50% tổng giá trị toàn bộ tài sản nhà nước là con số tại báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội.
Khi di dời, các bộ ngành phải trả lại trụ sở cũ cho Nhà nước để Nhà nước có phương án khai thác, sử dụng hiệu quả, bởi đó là tài sản quốc gia. Sau đó, nếu bán, phải tiến hành đấu giá để đảm bảo không làm thất thoát tài sản công.
Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính vừa cho biết, Trung tâm khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản (DPAS) vừa hoàn tất việc cập nhật Bảng giá các loại đất năm 2012 của các địa phương lên Trang thông tin điện tử về tài sản nhà nước.
Kết thúc thanh tra quản lý dạy nghề của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giai đoạn 2006-2010, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một số tồn tại ở công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát địa phương trong phân bổ, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán vốn các chương trình, dự án. Có tới hơn 100 tỷ đồng bị sử dụng sai quy định, mục đích.
Các bộ, ngành đã và đang di dời trụ sở để giảm tải cho nội đô Hà Nội. Nhưng đến thời điểm hiện tại, nhiều trụ sở dù đã di dời vẫn đang để trống, chưa biết chuyển nhượng cho ai và làm gì với những khu “đất vàng”.

End of content

Không có tin nào tiếp theo