Tìm kiếm: tạ-ơn
Ông Cọp Bạch lao nhanh xuống chân núi, chạy thẳng vào xóm Đồng Đò xé toạc vách nứa ngôi nhà nhỏ, vồ lấy bà mụ thường đỡ đẻ cho sản phụ trong làng.
Người Dao ở Lào Cai được biết đến khá nổi tiếng vì sở hữu kho sách cổ quý giá với hàng vạn quyển được lưu giữ tại các hộ gia đình. Để gìn giữ và phát huy giá trị di sản sách cổ và nghề bốc thuốc Nam cho đến ngày nay là nhờ truyền thống dạy chữ, nghề bốc thuốc cho thế hệ sau vào dịp Tết Nguyên đán.
Người Thái là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và làm nương rẫy. Theo nông lịch truyền thống của dân tộc, vào tháng 3 tháng 4 Âm lịch là mùa gieo, cấy, mở đầu một năm làm ăn, sản xuất. Thường thì tháng 3 sấm ra, rừng núi gọi mưa về, mọi người rủ nhau xuống ruộng, lên nương, với tâm trạng mừng vui vì những cơn mưa hứa hẹn một mùa bội thu.
Ngày 4/3, tại Làng sinh thái di sản pơ mu ở xã Axan, huyện Tây Giang, Quảng Nam, lễ hội khai năm tạ ơn rừng đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ rừng, lan tỏa văn hóa giữ rừng trong cộng đồng.
Cồng chiêng là linh hồn của các lễ hội, gắn liền với đời sống văn hoá, tâm linh của dân tộc, nên các gia đình trong làng đều một lòng gìn giữ; đồng thời tiếp tục duy trì những lễ hội, phong tục, tập quán tốt đẹp để tạo “đất” cho cồng chiêng tiếp tục sống...
Lễ cưới của trai gái dân tộc Lự thường diễn ra khi tiết trời đang độ xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mạ, hoa pon... đua nở.
Cứ vào ngày 15, 7 hoặc 19 tháng Ba Âm lịch, bước vào mùa khô hạn, cây cối thiếu nước, không có nước tưới tiêu cho lúa, người Lô Lô ở Mèo Vạc, Hà Giang lại tổ chức lễ cầu mưa.
Acha aza là lễ hội văn hoá cổ truyền mang đậm nét đặc trưng của dân tộc Ta Ôi nói riêng và của các dân tộc bản địa ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung.
Nghi lễ trong đám cưới của người Hà Nhì ở huyện Mường Tè (Lai Châu) được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trai gái tự do tìm hiểu, khi hai bên cùng ưng thuận tiến tới hôn nhân thì gia đình tổ chức lễ cưới.
Tạm gác lại các công việc đồng áng, những chàng trai cô gái dân tộc Ê Đê diện bộ trang phục đẹp để đi dự lễ hội cúng bến nước, đây được xem là lễ hội truyền thống rất độc đáo và diễn ra vào đầu tháng Giêng hàng năm.
Ngoài kho tàng truyện thần thoại, ngụ ngôn phong phú được dùng trong đời sống hàng ngày, tục cúng bản được coi là hoạt động nguyên sơ và đặc sắc nhất mà người Cống vẫn giữ được vẹn nguyên. Không dừng lại ở những thủ tục tâm linh, lễ cúng bản còn là một hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng gắn kết mọi người trong bản.
Từ tháng 3 trở đi, trước khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống núi rừng, đồng bào Cơ Ho ở xã Đông Tiến, Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) làm lễ cúng Giàng, thần núi, thần rừng, thần rẫy và tổ tiên… những vị thần đã giúp bà con bội thu mùa màng trong năm cũng như cầu xin Giàng cho một năm mới được no cái bụng.
Lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là Lễ hội ăn than) đã được ngành văn hóa cùng các nghệ nhân người Giẻ Triêng, làng Đắk Răng, xã Đắc Dục, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum tổ chức phục dựng lại sau nhiều năm.
Đối với cộng động dân tộc Chăm Is Lam tỉnh An Giang, khi cất ngôi nhà mới thì việc dựng cột rất quan trọng. Khi dựng cột nhà, gia chủ chọn ngày mà gia chủ cảm thấy thuận lợi nhất chứ không chọn ngày lành tháng tốt như người Kinh hoặc một số dân tộc khác. Đến ngày dựng cột nhà, khoảng 6 hoặc 7 giờ sáng gia chủ mời một số thanh nhiên to khỏe và ông I mầm - đại diện ban giáo cả đến nơi cất nhà.
Mùa Xuân chính là mùa tập trung dày đặc các lễ hội của Tây Nguyên, trong đó có lễ cúng giống lúa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo