Tìm kiếm: vốn-ảo

Những cổ đông trót làm xiếc lấy tiền từ cấp tín dụng để sở hữu chéo sang ngân hàng khác đang phải căng mình vì cả núi tiền lãi do ngân hàng lỗ nặng. Có ý kiến cho rằng, cần phải nhanh chóng ép các cổ đông có dòng tiền “lởm” tất toán những hợp đồng tín dụng ảo để đưa bảng cân đối tài sản ngân hàng về trạng thái lành mạnh hơn.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia kinh tế và tài chính ngân hàng, để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó xử lý nợ xấu, điều chỉnh dòng vốn đầu tư, cải tiến mô hình kinh doanh và đổi mới phương thức quản trị là những vấn đề cốt lõi.
Theo ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, trong nền kinh tế đang có nhiều sở hữu chéo, đầu tư chéo (SHC, ĐTC) gây những hệ lụy nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính, gây nhiều bất ổn và là cái gốc của vấn đề nợ xấu hiện nay.
Bối cảnh toàn cầu hóa và đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thị trường đã, đang và sẽ còn tạo ra những động lực và cơ hội gia tăng các hoạt động đầu tư chéo vào nhau, do đó, sở hữu cổ phần chéo lẫn nhau dưới mọi hình thức ngày càng phức tạp. Sở hữu chéo có thể là trực tiếp hay gián tiếp, trong cùng một pháp nhân hay thông qua một pháp nhân thứ ba giữa các doanh nghiệp, cũng như ngân hàng.
Trong khi giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khá ổn định, thì vốn đăng ký đã có xu hướng suy giảm rõ rệt trong những năm gần đây. Trước tình hình này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tìm kế sách để chống suy giảm FDI.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký mới và tăng thêm giảm, song nhiều nhà đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng dự án là tín hiệu khẳng định sự chuyển biến tích cực của việc giải ngân vốn FDI.

End of content

Không có tin nào tiếp theo